Đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 88 - 93)

phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

* Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông

Thực hiện công tác tuyên truyền phố biến giáo dục pháp luật theo phương châm đồng bộ, thiết thực và hiệu quả nhằm làm cho mọi người nhận thức và hiểu được pháp luật từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành của mọi tầng lớp nhân dân khi tham gia giao thông. Đây là yếu tố mang tính chất tiên đề trong công cuộc đấu tranh chống lại tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện giao thông quần chúng như: Trên báo, đài phát thanh, đài truyền hình, biên tập các chương trình, chuyên mục về an toàn giao thông, tổ chức các buổi tọa đàm ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sản xuất, tổ chức quần chúng. Đối với những địa bàn vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí còn thấp thì cần phải tổ chức các đợt thông tin lưu động, tuyên truyền qua các hình thức như: Biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc, kịch ngắn, tranh ảnh, triển lãm, xét xử lưu

động để cho người dân ở nơi này có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu và làm theo đúng các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

Các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các thành viên trong tổ chức của mình nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ, ban hành quy chế khen thưởng, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và không xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng đối với những người có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Mục đích cuối cùng của công tác tuyên truyền là phải làm cho mọi người dân hiểu được rằng, tuân thủ các quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là nghĩa vụ bắt buộc, nếu họ cố tình vi phạm thì ngoài việc bị xử lý hành chính, họ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự.

Tiếp tục đưa luật giao thông đường bộ vào chương trình học chính khóa của các trường học. Các hình thức giáo dục phải phong phú, đa dạng cho tất cả các cấp học, nhất là cấp học phổ thông, nhằm giáo dục cho các em ở lứa tuổi học sinh có thói quen bền vững, ý thức tự giác chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. Các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố cần quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên của mình về việc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ, thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự an toàn giao thông vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lợp, sinh hoạt Đoàn, Đội. Quy định việc đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh viên vi phạm luật giao thông đường bộ. Phải kiên quyết xử lý nghiêm đối với những học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máy.

* Tăng cường vai trò quản lý của cơ quan Nhà nước:

Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là một nhiệm vụ rất quan trọng, vì nó có vai trò rất lớn trong việc làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phải quan tâm đến các vấn đề đào tạo, tổ chức sát hạch cấp giấy giấy phép lái

xe, chứng chỉ chuyên môn, giáo dục nâng cao đạo đức của người điều khiển phương tiện, làm cho họ nhận thức được trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, an toàn giao thông là mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho toàn xã hội.

Cần thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn những giấy phép lái xe do các cơ sở đào tạo lái xe không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hoặc bị phát hiện có tiêu cực, cắt giảm chương tình đào tạo lái xe. Thực hiện việc bắt buộc học và kiểm tra lại Luật giao thông đường bộ trước khi nhận lại giấy phép lái xe đối với những lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ đến mức bị tạm giữ giấy phép lái xe từ 60 ngày trở; thu hồi không thời hạn giấy phép lái xe khách chuyên nghiệp, các giấy phép lái xe hạng D, E, F, FC để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng hoặc chở khách quá 100% số người quy định. Thu hồi không thời hạn giấy phép lái xe của những lái xe của những lái xe nghiện ma túy.

Cần sửa đổi tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển đối với từng loại phương tiện cơ giới cho phù hợp, quy định về tiêu chuẩn tay nghề đối với lái xe khách chuyên nghiệp, lái xe taxi, lái xe tải đường dài, quy định hình thức kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ sức khỏe của lái xe thay thế các quy định hiện hành không còn phù hợp. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc các hành vi tiêu cực trong lĩnh vực sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe. Lãnh đạo đơn vị có hành vi tiêu cực phải chịu trách nhiệm liên đới. Để giảm thiểu thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân thì cơ quan có chức năng cần thành lập các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm, với khoảng cách giữa các trạm hợp lý và theo quy định, để đảm bảo ứng cứ kịp thời, hạn chế mức thấp nhất hậu quả do tai nạn giao thông gây ra; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức cấp cứu tai nạn giao thông tại chổ có các đối tượng liên quan đến cứu hộ, cứu nạn và giải quyết tai nạn giao thông.

Cần sửa đổi, bổ sung các quy định về mức bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, tăng hoặc giảm tùy theo mức độ tai nạn của mỗi chủ xe nhằm khuyến khích ngăn ngừa tai nạn đối với chủ xe và lái xe; đồng thời tiếp tục đổi mới các thủ tục tham gia bảo hiểm vào thực hiện bồi thường thiệt hại. Cần nâng cao mức phí bảo hiểm bắt buộc để mức bồi thường có thể bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra, sử

dụng một phần kinh phí từ nguồn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để đầu tư lại các công tác phòng ngừa tai nạn giao thông. Cần thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông; Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 2171/KH-UBND ngày 20/3/2013 để triển khai thực hiện hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012. Đặc biệt là phải thực hiện ngay các biện pháp bắt buộc mọi người dân khi điều khiển xe mô tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường để tránh nguy cơ bị chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn giao thông. Ngày 05/02/2013 UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 1182/QĐ-UBND Phê duyệt phạm vi thí điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với một số vi phạm trong khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng theo Nghị định 71/2012/NĐ- CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ.

* Tăng cường đầu tư vốn, tiến hành đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng:

Công tác quy hoạch và phát triển giao thông đường bộ phải gắn liền với quy hoạch phát triển hạ tầng, quy hoạch dân cư và quy hoạch đô thị. Hạn chế đến mức thấp nhất việc đào, lấp đường tùy tiện gây tình trạng xuống cấp nhanh chống của hệ thống giao thông đường bộ. Cần chú ý quy hoạch các trường học, chợ, trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí cho các cháu thiếu niên một cách hợp lý, không để tình trạng lấn chiếm lòng lề đường dẫn đến ùn tắc giao thông cục bộ ở các khu vực này.

Việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng cần tiến hành theo hướng hiện đại hóa. Nâng cao hiệu quả an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường

bộ, tăng cường việc đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế thi công, xây dựng, bảo dưỡng, duy tu các công trình giao thông. Cần áp dụng những biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố gây tai nạn giao thông do lỗi kỹ thuật đường giao thông gây ra. Phải thường xuyên tổng hợp tình hình tai nạn giao thông để xác định những điểm đen, những nút giao thông thường xuyên xảy ra tai nạn từ đó có hướng cải tạo hợp lý. Từng bước xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông công cộng như: xe buýt, xe đưa đón công nhân, cán bộ công chức đi làm để giảm sức ép về mặt phương tiện, tránh gây ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nới rộng các tuyến đường giao thông, xây dựng các cầu vượt, đường vành đai đặc biệt như nút giao thông Ngã ba Huế, đường cao tốc Đà Nẵng đi Quảng Ngãi, Quốc lộ 14 B để hạn chế các vụ tai nạn giao thông, tạo điều kiện cho những người tham gia giao thông đi lại an toàn.

* Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:

Cùng với việc tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông cần phải tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường quốc lộ, các trục đường chính đô thị, các điểm đen thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Tập trung huy động toàn bộ lực lượng tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong các ngày nghỉ, các dịp lễ tết…Kiên quyết ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi cố tình vi phạm luật giao thông đường bộ. Đối với những người có hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì phải xử lý hình sự để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời có tác dụng răng đe đối với những kẽ khác đang có ý định coi thường pháp luật.

Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ, từng bước áp dụng công nghệ mới trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, giám sát việc chống tiêu cực trong lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông, bất kỳ một chiến sỹ nào có hành vi tiêu cực cần phải xử lý, nếu hành vi vi phạm có đủ

yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có chế độ khen thưởng kịp thời những cán bộ chiến sỹ có thành tích cao trong việc đấu tranh chống lại loại tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, kỹ luật thích đáng những cán bộ chiến sỹ thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Tập trung kiểm tra, xử lý và đình chỉnh lưu hành các phương tiện tham gia giao thông đã hết niên hạn sử dụng, các loại xe tự chế. Đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Xử phạt nghiêm minh những phương tiện chạy quá tốc độ, lạng lách đánh võng, chở quá tải, quá số người quy định, người điều khiển không có giấy phép lái xe, có nồng độ cồn trong máu và khí thở quá mức quy định. Thường xuyên kiểm tra xử lý tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để họp chợ, buôn bán, kinh doanh, đảm bảo không để tình trạng tái chiếm xảy ra.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 88 - 93)