Những vấn đề lý luận về đấu tranh chống tội phạm

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 31 - 38)

Đấu tranh chống tội phạm: là hoạt động tấn công trực tiếp trên cơ sở các biện

pháp nghiệp vụ do các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) tiến hành nhằm mục đích phát hiện, ngăn chặn và loại trừ các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.

Mục đích của đấu tranh chống tội phạm bao gồm: Hạn chế, ngăn chặn, giảm bớt tội phạm: Đây là một mục tiêu trực tiếp của hệ thống tư pháp hình sự và của toàn bộ hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa chung, phòng ngừa trực tiếp đều có mục đích này. Đây là một mục đích phải được đặt ra trong phạm vi chung của cả nước cũng như trong phạm vi từng cấp địa phương. Mục đích này có tính khả thi rất cao trong điều kiện khi mà nhiệm vụ đấu

tranh chống tội phạm được đặt ra trong toàn bộ hoạt động tư tưởng chính trị, kinh tế, văn hóa của xã hội và của Nhà nước ta, trở thành mối quan tâm thường xuyên của các cấp ủy Đảng, Mặt trận và chính quyền. Nói đến việc hạn chế, giảm bớt tội phạm, thông thường người ta nói đến hai chỉ số:

Một là, xác định chỉ số về mức giảm (tỷ lệ % trong khoảng thời gian được xác định hoặc ở những địa bàn đã được xác định).

Hai là, xác định vai trò của từng khâu trong tổng thể các giải pháp đấu tranh chống tội phạm. (Ví dụ: Vai trò của cuộc vận động A, của chiến dịch B hay của văn bản C).

Tuy nhiên, thực tiễn ở nước ta cũng như các nước trên thế giới đã cho thấy, đặt vấn đề như vậy trong việc đấu tranh chống tội phạm là không hiện thực, bởi bản thân tội phạm là sản phẩm của nhiều yếu tố xã hội, trong số đó có những yếu tố không thể bị loại bỏ hay hạn chế được ngay trong những điều kiện nhất định. Đến lượt các giải pháp đấu tranh, cũng phải là những giải pháp mang tính xã hội (không thể là những giải pháp kỹ thuật, y học…). Với tính chất đó, có những giải pháp và biện pháp có thể áp dụng ngay được trong điều kiện hiện nay, nhưng cũng có nhiều giải pháp chưa thể có được [29, tr62-64].Điều này đòi hỏi về tính hệ thống và tính đồng bộ của việc đấu tranh chống tội phạm.

Loại trừ tội phạm là mục tiêu của việc đấu tranh chống tội phạm, bởi vì về nguyên tắc, tội phạm cũng như các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật là yếu tố không thể chấp nhận được trong đời sống xã hội. Phòng ngừa, làm tất cả để tội phạm không xảy ra là yêu cầu số một để bảo đảm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Yêu cầu đó có ý nghĩa hiện thực đối với từng môi trường, từng cộng đồng cụ thể (ví dụ: ở trường học, ở thôn xóm, cơ quan xí nghiệp…) [29, tr 64].

Làm cho tình hình tội phạm ổn định: So với hai mục đích vừa nêu trên thì mục đích làm cho tình hình tội phạm ổn định là mục đích vừa cần thiết, vừa hiện thực trong việc đấu tranh chống tội phạm. Mục đích này được đặt ra trong tình hình nhiều loại tội phạm hiện nay đang có mức tăng đáng lo ngại cả về số lương và cả tính chất

nghiêm trọng, gây sự quan ngại lớn trong dư luận làm cản trở quá trình phát triển của xã hội [29, tr 64-65].

Đấu tranh phòng, chống tội phạm là hoạt động có mục đích rõ ràng. Do vậy, để đạt được mục đích đã đặt ra như đã phân tích ở trên, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm phải dựa trên những nguyên lý nhất định. Các nguyên lý đó bao gồm:

Nguyên lý thứ nhất: Coi trọng các biện pháp phòng ngừa, trên cơ sở nhìn nhận rõ vai trò tích cực của hình phạt, kết hợp đúng đắn yếu tố giáo dục, thuyết phục với cường chế và trừng trị.

Nguyên lý thứ hai: Nhìn nhận rõ khả năng đích thực của pháp luật hình sự, không tuyệt đối hóa cũng không coi nhẹ vai trò điều chỉnh kịp thời của nó. Thực tế ở bất kỳ một quốc gia nào cũng đều cho thấy một sự thật là trong mối liên hệ “Tội phạm - đấu tranh chống tội phạm” thì yếu tố thứ hai ra sau yếu tố thứ nhất, là sự phản ứng đối với yếu tố thứ nhất. Đấu tranh chống tội phạm là sự phản xạ tự vệ của xã hội trước sự thách thức của tội phạm và đã là sự phản ứng trở lại thì có khi đó là sự phản ứng kịp thời, tương xứng, trúng đích, nhưng cũng có khi không hoàn toàn như vậy.

Nguyên lý thứ ba: Đề cao tính hiệu lực và hiệu quả xã hội của pháp luật hình sự. Với tính cách là sự phản ứng của xã hội đối với các hành vi nguy hiểm, pháp luật hình sự mang “sức nặng” lớn nhất của tính cưỡng chế nhà nước. Vì vậy việc áp dụng nó dễ đụng chạm đến các lợi ích thiết thân của con người. Vấn đề đó đặt yêu cầu là chúng ta chỉ sử dụng pháp luật hình sự như là giải pháp sau cùng, khi tất cả những giải pháp khác, trong đó có những giải pháp pháp luật khác đã được áp dụng nhưng tỏ ra không có hiệu quả hoặc cần đến một sự hỗ trợ của một sự cững chế mạnh hơn. Phương pháp này là sự thể hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì tốt hơn”. Nguyên lý này đặt ra nhiệm vụ mang tính chất tiền đề để cho việc quy định tội phạm và hình phạt là phải xác định được và đánh giá đầy đủ các giải pháp trước khi có giải pháp pháp lý hình sự. Thực tiễn từ trước đến nay đều chứng minh sự cần thiết của pháp luật hình sự ở những mức độ nhất định. Do vậy, ta phải luôn luôn giữ pháp luật hình sự ở những mức độ cần và đủ

để phát huy khả năng đặc thù của nó trong tổng thể các biện pháp khác của xã hội nhằm đấu tranh chống tội phạm một cách có hiệu quả.

Nguyên lý thứ tư: Cần tạo ra những cơ sở vững chắc cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của các cơ quan pháp luật, trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để thực hiện được nguyên tắc này chúng ta phải xác định ranh giới rõ ràng giữa tính chất tội phạm và không phải tội phạm trong hành vi đối với việc phân biệt mức độ nguy hiểm của hành vi. Chỉ có pháp luật hình sự mới là công cụ có khả năng thỏa mãn các yêu cầu của nguyên lý này bởi vì nhiệm vụ của luật hình sự là quy định tội phạm và các mức độ khác nhau của trách nhiệm hình sự và hình phạt.

Nguyên lý thứ năm: Cần tạo điều kiện cho hoạt động của các cơ quan thuộc hệ thống tư pháp hình sự mang tính tập trung, tránh được tính chất dàn trải. Muốn vậy, các hành vi nào được coi là tội phạm, thứ tự về mức độ cho tính chất nguy hiểm của xã hội của hành vi phạm tội phải như thế nào là điều hết sức cần thiết được xác định đúng. Chỉ có luật hình sự mới có thể thực hiện được yêu cầu này.

Nguyên lý thứ sáu: Cần kết hợp đúng cả hai phương pháp điều chỉnh đối với các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm: Phương pháp của luật công và phương pháp của luật tư. Về bản chất luật hình sự là một trong những ngành luật công cổ điển nhưng ngày càng có tính chất pha trộn thêm các sắc thái của luật tư. Điều đó thể hiện ở chỗ, luật hình sự không chỉ thể hiện quan hệ quyền lực giữa nhà nước mà thay mặt các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội, mà còn phải tính đến vai trò của một “bên” khác là người bị hại. Trong khá nhiều trường hợp, sự can thiệp từ phía công quyền có thể không nhất thiết, nếu người bị hại không muốn. Luật hình sự ở chổ này có thể tạo cơ sở pháp lý cho sự hòa giải của các bên trong án kiện hình sự. [29, tr 66-75].

1.2.3. Những vấn đề lý luận về đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hoạt động sử dụng tổng hợp các phương pháp, biện pháp, chiến

lược, sách lược, phương tiện kỹ thuật và nghiệp vụ cần thiết với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm hạn chế, ngăn chặn, loại trừ và khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện nảy sinh phát triển tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Khi tội phạm xảy ra cần phải áp dụng ngay những biện pháp điều tra, truy tố, xét xử kịp thời và thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo đúng quy định của pháp luật.

Việc phòng ngừa, đấu tranh chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng có mối quan hệ mật thiết và không thể thiếu trong phòng chống tội phạm. Đấu tranh chống tội phạm là tấn công trực tiếp trên cơ sở các biện pháp nghiệp vụ do các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) tiến hành nhằm mục đích phát hiện, ngăn chặn và loại trừ các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Các cơ quan tư pháp hình sự và các cơ quan phòng ngừa tội phạm là hai hệ thống của cuộc đấu tranh chống tội phạm. Hai hệ thống này đều có mục đích là đảm bảo sự tuân thủ các nguyên tắc hành vi cho phù hợp với pháp luật hình sự. Tuy nhiên các nhiệm vụ và phương tiện để đạt được mục đích trên, giới hạn hành động trong quan hệ với tội phạm của hai hệ thống trên khác nhau. Hai hệ thống này có quan hệ tác động tương hỗ trợ nhau trong các khuôn khổ mục đích chung, nhưng chúng độc lập nhau, khi nói về sự tương quan của khái niệm chủ thể phòng ngừa tội phạm và chủ thể đấu tranh chống tội phạm bằng biện pháp pháp luật - hình sự (các chủ thể tư pháp hình sự) cần phải nhấn mạnh rằng các chức năng của hai hệ thống này có nhiều điểm “phủ kiến” lẫn nhau. Các cơ quan hoạt động phòng ngừa “thuần túy” sẽ hỗ trợ các cơ quan tư pháp hình sự trong phòng ngừa tái phạm (kiểm soát hành chính). Mặt khác, các cơ quan đấu tranh chống tội phạm bằng biện pháp pháp luật hình sự, hoàn thành chức năng phòng ngừa của mình bằng cách như sử dụng các biện pháp pháp luật - hình sự trong các trường hợp xảy ra các hành vi mà tính nguy hiểm cho xã hội của nó sẽ tạo ra các điều kiện hoặc các tình huống xảy ra các tội phạm nặng hơn; phát huy và áp dụng các biện pháp nhằm loại trừ các nguyên nhân và điều kiện tội phạm có thể gây ra các tội phạm mới. Thực hiện bảo vệ về pháp luật - hình sự cho những người đại diện cho các cơ quan nhà nước, xã hội, các công

dân bất kỳ trong quá trình sử dụng pháp luật phòng ngừa tội phạm (trừ các trường hợp bắt giữ bọn tội phạm). Thực hiện việc gây tác động pháp luật có mục đích nhằm bảo vệ tính sẵn sàng của các thành viên trong xã hội (trong đó có các thành viên của các tổ chức xã hội đặc biệt) tham gia tích cức vào công tác phòng ngừa và ngăn chăn tội phạm. Thực hiện việc gây tác động giáo dục pháp luật có mục đích để hình thành khả năng tự chủ bản thân với những người có khuynh hướng vi phạm pháp luật. Ở gốc độ trên các cơ quan tư pháp hình sự đồng thời cũng là chủ thể phòng ngừa tội phạm (là những cơ quan đặc biệt). Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án là chủ thể chủ yếu của hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm với tư cách là những cơ quan trực tiếp điều tra, truy tố, xét xử, cải tạo người phạm tội. Với chức năng hoạt động và các điều kiện vật chất của mình hoạt động phòng ngừa do các chủ thể trên thực hiện có hiệu quả phòng ngừa toàn diện và tận gốc. Cơ quan Công an trong hoạt động của mình nhanh chống điều tra phát hiện các vụ án hình sự, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án trong việc tuyên truyền lôi cuốn các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân vào hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ trật tự trị an xã hội. Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát được đánh giá rất cao vì chức năng của Viện kiểm sát thể hiện ở việc kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, việc áp dụng pháp luật và nhất là việc phát hiện các vi phạm pháp luật và tội phạm. Vai trò phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát là cùng với các cơ quan hữu quan khác làm sáng tỏ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội, phát hiện nhanh chống, chính xác tội phạm cụ thể. Việc công bố công khai các tin tức điều tra, xét xử tội phạm cũng như các số liệu thống kê tội phạm sẽ là những tác động tích cực cho hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát. Tòa án trong hoạt động xét xử bằng việc làm sáng tỏ bản chất thực hiện của vụ án (nguyên nhân, điều kiện gây án) mức độ sai phạm của kẻ phạm tội, mức độ tham gia của những người khác, mức độ và loại hình phạt áp dụng đối với kẻ phạm tội… Ngoài việc thực hiện hoạt động xét xử Tòa án đồng thời cũng thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm. Các hoạt động xét xử công khai, lưu động của Tòa án cũng là hoạt động phòng ngừa tội phạm tích cực. Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử

cũng góp phần quan trọng vào hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án. Thông qua công tác xét xử, các hội thẩm nhân dân góp phần vào việc tác động với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khắc phục những nguyên nhân, điều kiện phạm tội tại cơ sở, đồng thời tham gia tích cực vào các chương tình phòng ngừa tội phạm chung [31, tr 98-102].

Để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh các hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cần phải tiến hành đồng bộ trên tất cả các phương diện giáo dục, chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật mà đặc biệt là Luật giao thông đường bộ, các văn bản hướng dẫn thi hành, nâng cao trình độ pháp lý đồng thời hình thành trong xã hội thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Việc áp dụng các chế tài hình sự, hành chính phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và đặc thù của tội phạm này. Đấu tranh phòng, chống vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải và tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là việc nhà nước tiến hành một cách đồng bộ các biện pháp trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hóa, giáo dục để từng bước ngăn chặn, hạn chế dần hiện tượng vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải. Việc thực hiện thành công các biện pháp này sẽ góp phần đảm bảo tốt an toàn giao thông vận tải, giữ gìn kỹ cương phép nước, đẩy mạnh giao lưu hàng hóa… cũng cố lòng tin của nhân dân, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đến thắng lợi. Để cuộc đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đạt hiệu quả cao cần:

Quán triệt chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Chính sách hình sự là một hệ thống những vấn đề rộng lớn, phức tạp có liên quan đến nhiều ngành,

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 31 - 38)