Những hạn chế, bất cập trong công tác đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 76 - 79)

phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2008 đến năm 2012 và nguyên nhân của chúng

Công tác đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong 05 năm từ năm 2008 đến năm 2012 đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, số vụ tai nạn giao thông đường bộ được kiềm chế, số người chết và bị thương trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ đã giảm, tình hình vi phạm trật trự an toàn giao thông trên toàn thành phố được đảm bảo. Theo số liệu của Phòng cảnh sát giao thông thành phố, so với cùng kỳ năm

2011 tình hình tai nạn giao thông trong năm 2012 trên địa bàn đã giảm mạnh trên cả 3 tiêu chí, cụ thể: giảm 42,8% số vụ, giảm 14,4% số người chết, giảm 47,7% số người bị thương. Tuy nhiên, công tác đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như sau:

Việc xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm về an toàn giao thông đường bộ có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của các cá nhân, tổ chức mà không phải là tội phạm thì bị xử lý hành chính. Để xảy ra tình trang trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó việc lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông thực hiện thiếu nghiêm minh, không triệt để còn mang tính hình thức như các tháng cao điểm về an toàn giao thông thì làm quyết liệt sau đó về lại bình thường, tình trạng vi phạm luật giao thông lại tiếp diễn. Điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lý của người tham gia giao thông, việc chấp hành luật giao thông của người dân chỉ mang tính đối phó.

Các cơ quan tiến hành tố tụng như Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cần tiến hành điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời loại tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tình trạng hòa giải dân sự để hành chính hóa hay dân sự hóa trong các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả chết người hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho những người tham gia giao thông làm cho người dân bức xúc. Việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vẫn còn nhiều. Nên hiệu quả giáo dục, răn đe và phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vẫn chưa cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tình trang tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng xảy ra trong thời gian do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Ý thức chấp hành luật lệ giao thông của một bộ phận nhân dân chưa cao, lượng phương tiện tham gia giao thông đi qua thành phố ngày một đông trong lúc một số đoạn đường đã xuống cấp nhưng chưa được khắc phục sửa chữa kịp thời. Một số hộ dân sinh sống sát đường mặt tiền lấn chiếm lòng lề đường làm nơi kinh doang, buôn bán làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham giao thông khi lưu thông trên đường.

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông còn mang tính hình thức, chưa đa dạng, phong phú về nội dung. Công tác quản lý hoạt động đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái của một số trung tâm còn lỏng lẻo, việc đăng ký, đăng kiểm một số xe hết niên hạn sử dụng chưa chặt chẽ nên vẫn có tình trạng xe hết niên hạn được đưa vào sử dụng.

Hệ thống pháp luật xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ chưa đủ mạnh, người thực thi nhiệm vụ chưa xử lý nghiêm minh, còn có tình trạng nễ nang cho qua dẫn đến một số đối tượng xem thường luật lệ giao thông. Luật giao thông đường bộ và Điều 202 Bộ luật hình sự còn một số điểm chưa thống nhất nên khi áp dụng còn có nhiều cách hiểu khác nhau.

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết một số vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nghiêm trọng chưa được chặt chẽ nên phần nào làm hạn chế việc đấu tranh phòng chống loại tội này.

Để giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ cần sự vào cuộc hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân nhằm bảo đảm tình hình trật tự trị an của địa phương và hạn chế tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố trong thời gian đến.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w