Động thái (diễn biến) của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2008 đến năm

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 49 - 51)

thông đường bộ Tổng số vụ án hình sự/bị cáo đã thụ lý Tỷ lệ (%) Số vụ (1) Số cáo (2) Số vụ (3) Bị cáo (4) Số vụ 1/3 Bị cáo 2/4 2008 67 69 835 1.579 8,02 4,37 2009 71 71 953 1.645 7,45 4,32 2010 83 85 919 1.528 9,03 5,56 2011 85 88 962 1.643 8,83 5,36 2012 76 79 1.067 1.809 7,12 4,37 Tổng 382 392 4.736 8.204 8,06 4,78

(Nguồn Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Phân tích mối tương quan giữa các vụ án hình sự và tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao đường bộ ngành Tòa án thành phố đã thụ lý trong vòng 05 năm từ năm 2008 đến 2012: Toàn ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thụ lý 382 vụ án với 392 bị cáo tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tổng số 4.736 vụ án hình sự các loại với 8.204 bị cáo, chiếm tỷ lệ 8,06%. Trong đó, năm 2008 chiếm tỷ lệ 8,02% (67/835 vụ), năm 2009 chiếm tỷ lệ 7,45% (71/953 vụ), năm 2010 chiếm tỷ lệ 9,03% (83/919), năm 2011 chiếm tỷ lệ 8,83% (85/962 vụ), năm 2012 chiếm tỷ lệ 7,12% (76/1.067 vụ). Những hành vi vi phạm quy đinh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ làm chết 659 người. Số người bị khởi tố trong 05 năm về tội vi phạm quy định về phương tiên giao đường bộ là 396 bị can (392 bị cáo) trong tổng số 8.204 bị cáo. So với các tội khác thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ trung bình trong tổng số 4.736 vụ án hình sự các loại đã được thụ lý với hơn 40 tội danh.

2.1.2. Động thái (diễn biến) của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2008 đến năm 2012 phương tiện giao thông đường bộ tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2008 đến năm 2012

Trong năm năm từ năm 2008 đến năm 2012 tình hình vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có chiều hướng giảm mạnh trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, số vụ án tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ được Cơ quan điều tra khởi tố, Tòa án thụ lý và đưa ra xét xử có chiều tăng giảm không đồng điều giữa các năm, cụ thể: năm 2009 tăng 4 vụ 2 bị cáo so với năm 2008, năm 2010 tăng 12 vụ 14 bị cáo so với năm 2009, năm 2011 tăng 3 vụ 2 bị cáo so với năm 2010, năm 2012 giảm 9 vụ 9 bị cáo so với năm 2011. Mặc dù số vụ tai nạn giao thông giảm mạnh nhưng số vụ án được khởi tố và đưa ra xét xử lại không giảm, điều này thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp các ngành của thành phố Đà Nẵng để lập lại trật tự an toàn giao thông, chấn chỉnh hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Bên cạnh đó cũng cho thấy, tai nạn giao thông giảm, nhưng các vụ tai nạn giao thông xảy ra có tính chất nghiêm trọng vẫn không giảm. Để xảy ra tình trạng như vậy là do nhiều nguyên nhân khác nhau như môi trường tự nhiên, vai trò của các ngành chức năng thì nhưng nguyên nhân chủ yếu làm cho tình hình tai nạn giao thông đường bộ ngày càng nghiêm trọng là do ý thức của những người tham gia giao thông, phương tiện tham gia giao thông ngày càng hiện đại cho phép người điều khiển phương tiện giao thông dễ dàng điều khiển xe với tốc độ cao trong khi đó mật độ các loại phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, đường sá chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Việc xử lý hành vi vi phạm chưa nghiêm, dẫn đến hạn chế tác dụng trong việc giáo dục, đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này. Trước tình hình đó, trong kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ngày 11 tháng 7 năm 2013 xác định tình hình tai nạn giao thông là một vấn đề quan trọng, để thành phố trở thành “thành phố đáng sống” thì không thể để tai nạn giao thông xảy ra nhiều, cứ 3-4 ngày lại có 01 người chết vì tai nạn giao thông. Để lập lại trật tự an toàn giao thông, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định 6650/QĐ-UBND, Kế hoạch số 2171/KH-UBND ngày 20/3/2013 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 18- CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” và Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 về Chương trình hành động của Chính phủ để chỉ đạo làm giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc tai nạn giao thông. Đà Nẵng đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như tuyên truyền triển khai việc đội mủ bảo hiểm đối với người tham giai giao thông trên các tuyến đường, tuyên truyền người dân đội mủ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn chất lượng. Tiến hành quy hoạch, quản lý đô thị thực hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài như kẻ vạch phân làn, lắp đặt biển báo hướng dẫn, bên cạnh đó lực lượng cảnh sát giao thông có kế hoạch tuần tra kiểm soát, chốt chặn khép kín thời gian (từ 6 giờ 30 đến 20 giờ hằng ngày) tại nhiều điểm trên các tuyến tổ chức phân làn; trực tiếp hướng dẫn người tham gia giao thông, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những hành vi vi phạm, từng bước nâng cao nhận thức cho người dân, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ, huy động tổng lực các lực lượng cùng ra quân để kiểm soát giao thông, phòng ngừa ùn tắc, tai nạn giao thông để thực hiện tốt chủ trương của thành phố. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông đến với tất cả những người tham gia giao thông luôn được các cấp các ngành của thành phố chú trọng, quan tâm. Từ đó đã góp phần làm giảm số vụ vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong thời gian qua. Do đó, thành phố Đà Nẵng được Bộ giao thông vận tải đánh giá là “địa phương thực hiện tốt nhất công tác quản lý, kiềm chế tai nạn giao thông nếu nơi nào cũng làm được như Đà Nẵng thì tình hình an toàn giao thông sẽ tốt hơn rất nhiều”.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 49 - 51)