Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 70 - 72)

* Nguyên nhân và điều kiện thuộc về chính sách

Trong những năm qua, Đà Nẵng có nhiều chính sách nhằm phát phiển kinh tế - xã hội nền kinh tế của thành phố đã đạt được nhiều kết quả khả quan, xứng đáng là thành phố động lực phát triển, là trung tâm kinh tế - xã hội của cả khu vực Miền Trung. Đà Nẵng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển giao thông vì thành phố là đầu mối giao thông lớn nhất của khu vực miền Trung về đường sắt, đường thủy, đường bộ (quốc lộ 1A, 14B), đường hàng không quốc tế. Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là cửa ngõ ra biển quan trọng của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và là điểm đầu, cuối của Tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và các quốc gia ASEAN [39]. Tại Quyết định số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Đà Nẵng được xác định là một trong những địa phương được chú trọng đầu tư mạnh về giao thông. Tuy nhiên bằng nỗ lực của mình, trong thời gian qua thành phố luôn chú trọng đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông đường sá, mở rộng và xây mới nhiều tuyến đường quan trọng như tuyến đường biển Trường Sa, đường Nguyễn Văn Linh, đường Nguyễn Tất Thành, mở rộng Quốc lộ 1A, 14B đoạn đi qua Đà Nẵng và xây mới nhiều cầu bắc qua sông Hàn như Cầu Thuận Phước, Cầu Ròng, Cầu Nguyễn Tri Phương, Cầu Nguyễn Văn Trỗi, Cầu Cẩm Lệ…Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triền kinh tế đồng thời cũng là điều kiện để kiềm chế, làm giảm thiểu tai nạn giao thông trong 05 năm qua trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

* Nguyên nhân và điều kiện thuộc về Pháp luật

Qua quá trình áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 đã bộc lộ một số hạn chế về kỹ thuật lập pháp trong việc quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt

hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong khi đó, tại khoản 17 điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường

bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ”. Một thực tế hiện nay là các phương

tiện tham gia giao thông rất đa dạng và phong phú, không chỉ các phương tiện giao thông cơ giới, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ mà còn nhiều loại phương tiện khác như xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ - quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật giao thông đường bộ. Trong thực tiễn giải quyết các vụ án về giao thông đường bộ có những vướng mắc và nhận thức khác nhau đối với trường hợp người điều khiển xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì xử lý như thế nào. Bởi lẽ, chủ thể của tội phạm này ngoài những đặc điểm chủ thể chung thì chủ thể phải là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, như vậy để hiểu “người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” thì có nhiều quan điểm khác nhau không thống nhất dẫn đến việc nhiều vụ án xác định chủ thể của tội phạm không chính xác.

Về tình tiết “không có giấy phép lái xe hoặc bằng lái theo quy định” – điểm a khoản 2 điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999. Việc xác định thế nào là không có giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe theo quy định của các cơ quan áp dụng pháp luật còn lúng túng bởi lẽ tình tiết này sẽ được hiểu theo cách tùy nghi có nơi hiểu: khi lái xe người điều khiển phương tiện không mang theo bằng lái mà gây tai nạn thì áp dụng tình tiết này, có nơi lại hiểu: không có giấy phép lái xe tức là tại thời điểm gây tai nạn người lái xe chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe theo luật định. Trước đây, thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 07 tháng 01 năm 1995 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ hướng dẫn áp dụng Điều 186, 188 Bộ luật hình sự năm 1985 có hướng dẫn về tình tiết định khung hình phạt quy định tại điểm a khoản 2 điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985: “Điều khiển

phương tiện giao thông vận tải mà không có bằng lái” là người phạm tội điều khiển

phương tiện giao thông vận tải trong các trường hợp: Không có bằng lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện đó. Đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi bằng lái. Điều khiển phương tiện giao thông vận tải trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền cấm điều khiển. Việc chưa pháp điển hóa các quy định trên đây vào luật đã gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án.

Về tình tiết: “Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh

khác”, điểm b khoản 2 điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999. Để xác định tình trạng

say căn cứ vào quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ “người lái xe

đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 400 mililít/1 lít khí thở hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng”. Vậy “các chất kích thích mạnh khác” là những chất nào thì chưa có

hướng dẫn và việc áp dụng tình tiết này không thống nhất[10, tr 66].

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 70 - 72)