Dự báo tình hình tội vi quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 79 - 81)

đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới

Việc dự báo tình hình tội phạm nói chung và tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng có một ý nghĩa rất lớn đối với công tác đấu tranh phòng ngừa loại tội này. Thông qua dự báo tình hình tội phạm chúng ta nắm được thông tin, diễn biến tội phạm xảy ra trong tương lai và những hiện tượng có ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tội phạm, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, loại bỏ những hiện tượng đó. Nhưng để có được việc dự báo chính xác, đòi hỏi người làm thống kê phải bảo đảm đầy đủ các con số, nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. Để dự báo được tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới, phải đánh giá lại thực trạng tai nạn xảy ra từ năm 2008 đến năm 2012, cụ thể như sau:

Từ năm 2008 đến năm 2012 tình hình tai nạn giao thông ở thành phố Đà Nẵng có chiều giảm mạnh, trong 05 năm toàn thành phố xảy ra 4.168 vụ tai nạn giao thông và va chạm giao thông, làm chết 659 người, bị thương 4.261 người; Cơ quan điều tra đã khởi tố 385 vụ án với 396 bị can. So với năm 2011, năm 2012 tai nạn giao thông của thành phố đã giảm 03 tiêu chí cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Năm 2012 thành phố xảy ra 263 vụ, làm chết 113 người, bị thương 247 người so với năm 2008, tai nạn giao thông đã giảm 1.263 vụ, số người chết giảm 18 người, số người bị thương giảm 1.281 người. Tuy nhiên, số vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trong ngày một tăng thể hiện ở chỗ số vụ tai nạn giao thông giảm rất mạnh nhưng số vụ khởi tố điều tra vẫn không giảm, cụ thể năm 2012 số vụ án tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tăng 09 vụ và 11 bị can so với năm 2008.

Với độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân như hiện nay, trong những năm sắp tới số lượng phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe mô tô ở thành phố sẽ gia tăng.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng luôn chú trọng đến phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, các tuyến đường trong thành phố đều được nâng cấp, mở rông, các cầu bắc qua sông Hàn luôn được xây mới nên hệ thống giao thông ở thành phố Đà Nẵng được bảo đảm, tình hình tai nạn giao thông được kiềm chế…Bên cạnh đó, thành phố đã có một số kiến nghị với trung ương nhằm đầu tư xây dựng các nút giao thông quan trọng thường diễn ra ùn tắc giao thông như nút giao thông Ngã ba Huế, xây cầu vượt trên cao, mở rộng Quốc lộ 1A, 14B, đẩy nhanh công tác xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng đi Quảng Ngãi…Việc nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và hiệu lực quản lý thực hiện quy hoạch; công khai các quy hoạch để các đối tượng liên quan biết và thực hiện đúng quy hoạch. Hoàn thiện kế hoạch tổng thể chỉnh trang đô thị, tiếp tục đẩy mạnh việc phân làn đường cho từng loại xe, lắp đặt hệ thống camera theo giỏi người vi phạm luật giao thông đường bộ, thành phố dành nhiều quỷ đất cho giao thông, mở rộng đường sá.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức của nhân dân về việc chấp hành luật lệ giao thông luôn được quan tâm thường xuyên; Các đợt tuyên truyền luật lệ giao thông tiếp tục được chú trọng. Dó đó, tình hình tai nạn giao thông 03 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn thành phố tiếp tục giảm. Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Đà Nẵng, 03 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 63 vụ tai nạn giao thông, làm chết 36 người, bị thương 48 người. So với cùng kỳ năm 2012, số vụ giảm 01 vụ (giảm 1,6%), số người chết tăng 03 người (tăng 9,1%), số người bị thương giảm 21 người (giảm 30,4%). Trong đó, có 05 vụ tai nạn giao thông đường bộ rất nghiêm trọng làm chết 10 người và bị thương 03 người (tại đường tránh Nam Hầm Hải Vân: 03 vụ, chết 06 người; đường Trường Chinh: 02 vụ, chết 04 người; Quốc lộ 14B: 01 vụ, chết 02 người). Mặc dù tai nạn giao thông giảm, nhưng thời gian đến thành phố vẫn thực hiện quyết liệt công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

Từ những phân tích trên, tác giã dự báo trong những năm tới tình vi phạm luật giao thông và tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ có diễn biến theo chiều hướng giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Trong 05 năm tới thành phố xảy khoảng 800 đến 1.000 vụ tai nạn giao thông, trong đó số vụ nghiêm trọng bị khởi tố khảng 250 đến 350 vụ. Số người ở đổ tuổi từ 18 đến 30 vẫn chiếm chủ yếu, nam giới vẫn chiếm đa số. Các nguyên nhân chính vẫn là do ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông chưa cao, các hành vi vi phạm như chạy quá tốc độ, lấn chiếm làn đường, không quan sát an toàn trước khi chuyển hướng, say rượu bia khi điều khiển phương tiện, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng khi ngồi trên môtô, xe máy, xe đạp điện đi trên các tuyến đường vắng, ban đêm, nhất là trong các dịp lễ, tết.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w