thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2008 đến năm 2012
Theo số liệu thống kê của Công an thành phố Đà Nẵng thì số người chết do tai nạn giao thông từ năm 2008 đến năm 2012 là 659 người, trong đó số người chết trong vụ án tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là 634 người, chiếm tỷ lệ 96,20%; số người chết trong tai nạn giao thông đường bộ đã khởi tố là 367 người, chiếm tỷ lệ 57,89%; sống người chết trong vụ tai nạn giao thông không
khởi tố là 267 người chiếm tỷ lệ 42,11%; số người chết trong vụ tai nạn đường sắt là 25 người chiếm tỷ lệ 3,79%. Số liệu cụ thể được thể hiện tại bảng 2.5
Bảng 2.5. So sánh số người chết trong vụ vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với số người chết trong vụ tai nạn đường sắt
Năm Người chết trong vụ TANGTĐB đã khởi tố Người chết trong vụ TANGTĐB không khởi tố Người chết trong vụ TANGT đường sắt Tổng số 2008 65 61 5 131 2009 67 61 7 135 2010 79 66 4 149 2011 80 48 3 131 2012 76 31 6 113 Tổng 367 267 25 659
(Nguồn Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Qua số liệu cho thấy, số người chết trong vụ tai nạn giao thông đã khởi tố cao hơn số người chết không khởi tố là 100 người, số người chết trong vụ tai nạn giao thông đường sắt ở Đà Nẵng là rất ít 25 người.
Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện, thể hiện tại bảng 2.6
Bảng 2.6. Các cơ quan tiến hành tố tụng ở thành phố Đà Nẵng khởi tố, truy tố, xét
xử tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Năm
Số vụ TANGTĐB ít nghiêm trọng
Số vụ được khởi tố điều tra
Số vụ được truy tố Số vụ được xét xử 2008 177 68 68 66 2009 150 70 70 69 2010 213 84 84 82 2011 192 86 85 86 2012 163 77 76 71 Tổng 895 385 383 374
(Nguồn Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Qua số liệu cho thấy, trong 895 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên đã xảy ra thì có 385 vụ được khởi tố, chiếm tỷ lệ 43,06%; 383 vụ được truy tố, chiếm tỷ lệ 42,79%; Tòa án đã xét xử 374 vụ chiếm tỷ lệ 41,78%. Từ số liệu này cho thấy các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên địa bàn đều được các cơ quan tiến hành tố tụng vào cuộc điều tra, truy tố và xét xử kịp thời nên tỷ lệ tội này ở thành phố Đà Nẵng được giải quyết là khá cao, tuy nhiên chưa tương xứng với tình hình tai nạn giao thông đường bộ xảy ra. Điều này cho thấy tỷ lệ tội phạm ẩn của loại tội này còn cao. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân chủ quan là do người áp dụng pháp luật hòa giải để hành chính và dân sự hóa, nguyên nhân khách quan là do đối tượng gây tai nạn đã bỏ trốn mà cơ quan chức năng không tìm được, cũng có trường hợp gia đình bị hại hay nạn nhân hòa giải thảo thuận bồi thường không yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết.
Ngoài việc nghiên cứu các thông số phản ánh thực trạng, động thái, việc nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm để việc đấu tranh phòng chống tội vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có ý nghĩa với việc đấu tranh phòng chống loại tội này. Những thông số phản ánh cơ cấu của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này tác giả chỉ nêu lên và phân tích những cơ cấu cơ bản của tình hình tội này gồm:
Địa bàn xảy ra tai nạn: Trong vòng 05 năm từ 2008 đến 2012 trên toàn địa bàn
thành phố Đà Nẵng xảy ra 4.168 vụ va quẹt giao thông, trong đó có 895 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên, Tòa án đã thụ lý 382 vụ. Trong số 07 quận, huyện và 01 huyện đảo Hoàng Sa, thì địa bàn xảy ra tai nạn giao thông nhiều là huyện Hòa Vang (72 vụ với 76 bị cáo), quận Cẩm Lệ (68 vụ với 71 bị cáo), quận Hải Châu (69 vụ với 82 bị cáo), các địa bàn này xảy ra nhiều vụ tai nạn vì:
Huyện Hòa Vang là huyện nằm ở phía tây nam thành phố có diện tích 736,91km2 bằng khoảng 78% diện tích của thành phố (không bao gồm huyện đảo Hoàng Sa) huyện có nhiều tuyến đường đi qua như: Quốc lộ 1A là đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam chạy từ Cầu Đỏ qua các xã Hoà Châu và Hoà Phước; Quốc lộ 14B chạy qua các xã Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Nhơn nối Quảng Nam với Đà Nẵng; tuyến đường tránh Nam hầm Hải Vân đi qua các xã Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn; các tuyến đường ĐT 601, 602, 604, 605 do thành phố quản lý và hệ thống các tuyến đường giao thông liên huyện và liên xã; tuyến đường sắt bắc - nam chạy qua xã Hòa Tiến, đồng thời huyện cũng có các con sông lớn chảy qua như: sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê… nên tình hình tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn nhiều hơn các quận còn lại của thành phố [40].
Quận Cẩm Lệ có diện tích 33,76km2, là nơi có nhiều tuyến đường đi qua như: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam, Quốc lộ 14B và dòng sông Cẩm Lệ, phía đông giáp quận Ngũ Hành Sơn, phía tây nam giáp huyện Hòa Vang, phía bắc giáp quận Thanh Khê, Liên Chiểu và Hải Châu, là nơi tập trung khu công nghiệp của thành phố. Từ đó có thể thấy tình hình giao thông trên địa bàn huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ khá thuận lợi nhưng đó cũng chính là nguyên nhân của tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp ở hai quận huyện này.
Quận Hải Châu là quận nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Đà Nẵng, là nơi tập trung chủ yếu các cơ quan ban ngành và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và giáo dục của thành phố, phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, phía Tây giáp quận Thanh Khê và quận Cẩm Lệ, phía Đông giáp quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn, Nam giáp quận Cẩm Lệ. Quận Hải Châu nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõ
ra biển Đông, với một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh như (Cảng Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường huyết mạch như: Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẫn, Nguyễn Tất Thành..) tập trung đông dân cư và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng về tất cả mọi mặt [39]. Do đó nhu cầu vận chuyển hàng hóa đi vào quận là rất lớn, điều đó tác động đến tình hình tai nạn giao thông nên tình hình tai nạn giao thông ở quận này nhiều.
Thời gian xảy ra tai nạn: Thời gian xảy ra tai nạn nhiều là từ 5 giờ đến 8 giờ và
từ 18 giờ đến 24 giờ vì vào những giờ đó việc tuần tra của lực lượng Cảnh sát giao thông ít, vào ban đêm đường vắng nên người tham gia giao thông thường chủ quan dẫn đến chạy quá tốc độ, đi sai làn đường, vượt trái phép nên tai nạn giao thông đường bộ xảy ra nhiều.
Tháng xảy ra tai nạn nhiều nhất tập trung vào các tháng 1, 2, 3 và tháng 11, 12 vì vào các tháng này nằm trước trong và sau dịp tết âm lịch nên nhu cầu đi lại của người dân gia tăng, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
Lứa tuổi và giới tính của người phạm tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ: Người phạm tội vi phạm quy định về điểu khiển
phương tiện giao thông đường bộ thường ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ 61,2% lứa tuổi từ 30 đến 45 chiếm tỷ lệ 26%, từ 45 trở lên chiếm tỷ lệ 8,5%, lứa tuổi dưới 18 chếm tỷ lệ 4,3%. Phân tích lứa tuổi phạm tội ta thấy từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ cao nhất vì lứa tuổi này khi tham gia giao thông thường chủ quan, tin vào khả năng điều khiển hay bốc đồng không tuân thủ luật lệ giao thông muốn thể hiện cái tôi của mình.
Nhóm tuổi từ 30 đến 45, đây là nhóm tuổi mà con người đã đạt tới tuổi trưởng thành về tâm lý, nhân cách, lối sống, công việc, gia đình và địa vị xã hội, họ ý thức được việc chấp hành luật lệ giao thông nên tỷ lệ phạm tội ít hơn so với lứa tuổi từ 18 đến 30.
Nhóm tuổi từ 45 trở lên, đây là lứa tuổi mà tâm lý con người đã đạt đến ổn định, sự hiểu biết cuộc sống xã hội và đã có kinh nghiệm sống nên việc điều chỉnh hành vi của mình là rất tốt, vì vậy ý thức chấp hành luật giao thông cũng như các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ càng cao, do đó tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ ở lứa tuổi này ít hơn nhiều so với lứa tuổi từ 18 đến 30 và 30 đến 45.
Nhóm tuổi dưới 18, đây là tuổi vị thành niên, họ chỉ được điều khiển các loại phương tiện có dung tích xi lanh dưới 50cm3 như xe gắn máy, xe đạp, xe đạp điện nên lượng phương tiện giao thông của lứa tuổi này ít hơn so với các lứa tuổi từ 18 tuổi trở lên. Hơn nữa, lứa tuổi này chưa đủ tuổi để được sát hạch cấp giấy phép lái xe, lại chịu sự quản lý của gia đình, nhà trường nên mọi hành vi khi tham gia giao thông có dung tích trên 50cm3 đều bị phát hiện do đó tỷ lệ tai nạn giao thông ở lứa tuổi này là rất ít.
Giới tính gây ra tội vi phạm quy định về phương tiện giao thông đường bộ chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ 99%, nữ giới chiếm 1%. Việc nam giới chiếm tỷ lệ cao vì khi tham gia giao thông nam giới thường chủ quan, phóng nhanh vượt ẩu, trong tình trạng sử dụng rượu bia không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng. Tỷ lệ nam giới điều khiển các loại xe siêu trường, siêu trọng, xe tải, xe khách, xe taxi là chủ yếu. Vì vậy, nam giới phạm tội này chiếm tỷ lệ đa số.
Thành phần xã hội của người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ là lỗi vô ý nên tỷ lệ những người tái phạm và tái phạm nguy hiểm của tội này là rất thấp, hơn nữa chính lỗi vô ý nên không có tính chất đồng phạm đối với loại tội này. Theo thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng từ năm 2008 đến năm 2012 toàn ngành đã thụ lý 382 vụ án tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong đó có 03 trường hợp tái phạm, chiếm tỷ 0,78%; lưu manh chuyên nghiệp có 04 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,04%; đảng viên có 03 trường hợp chiếm tỷ lệ 0,78%; sinh viên có 02 trường hợp chiếm tỷ lệ 0,52%; cán bộ, công nhân viên chức, cấp ủy, người dân tộc không có trường hợp nào. Số liệu cụ thể được thể hiện tại bảng 2.7
Bảng 2.7. Thành phần xã hội của người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ
Năm Hành Nghề tôn giáo Lưu manh chiên nghiệp Tái phạm tái phạm nguy hiểm Thương binh Sinh viên Cán bộ, công nhân viên chức Cán bộ cấp ủy Đảng viên Người dân tộc 2008 0 2 1 0 1 0 0 1 0 2009 0 1 1 0 0 0 0 1 0 2010 0 0 1 0 1 0 0 0 0 2011 0 0 0 0 0 0 0 1 0 2012 0 1 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 0 4 3 0 2 0 0 3 0
(Nguồn của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng)