Thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở thành phố Đà Nẵng trong vòng

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 62 - 68)

điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở thành phố Đà Nẵng trong vòng 5 năm từ (2008-2012)

Các cơ quan bảo vệ pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác đấu tranh chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ, một trong những nhiệm vụ có bản đó là kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý mọi hành vi phạm tội, áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm thủ tiêu mọi nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, quản lý, giáo dục người bị kết án và những người chấp hành xong hình phạt, tạo điều kiện thuận lợi để họ tái hòa nhập cộng đồng. Do đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật có vai trò nồng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng. Các cơ quan bảo vệ pháp luật bao gồm:

Cơ quan công an là lực lượng nồng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm. Lực lượng công an có chức năng bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, lực lương nồng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chồng tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra và cảnh sát trật tự. Qua tuần tra kiểm soát, lực lượng cảnh sát giao thông đã tập trung xử lý các lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông như chạy quá tốc độ; chở qua số người quy định; phóng nhanh vượt ẩu; lạng lách, đánh võng; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh vượt không đúng nơi quy định, vượt đèn đỏ trái phép; điều khiển xe khi hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép; người đi xe mô tô gắn máy không đội mủ bảo hiểm, các phương tiện thủy chở quá tải không đăng ký, đăng kiểm; không đủ dụng cụ cứu sinh thiết bị an toàn hơn nữa trong công tác tổ chức giao thông và đảm bảo trật tự công cộng lực lượng công an khỏa sát thực tế, kiến nghị xóa các điểm đen tai nạn giao thông, các điểm ùn tắc giao thông và xung đột giao thông.

Những lỗi bị xử phạt nhiều là do chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ… Trong năm 2012, Lực lượng cảnh sát giao thông toàn thành phố đã kiểm tra, lập biên bản 111.838 trường hợp vi phạm (gồm 68.080 môtô, 13 xe đạp, 444 xe máy điện, 43.301 ôtô). Trong đó, tiến hành xử phạt 102.375 trường hợp, chuyển kho bạc Nhà nước thu gần 33 tỷ đồng, tạm giữ 444 ô tô, 4.618 mô tô, 3 xe máy điện, tước giấy phép lái xe 2.764 trường hợp (1.972 ô tô, 792 mô tô). Cụ thể, có 20.486 trường hợp vi phạm đi không đúng làn đường; 10.891 trường hợp chạy quá tốc độ; 1.144 trường hợp hợp học sinh vi phạm, 407 trường hợp xe mô tô kéo đẩy xe khác, chở hàng cồng kềnh, 439 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn…

Nhằm kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên thành phố lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, công an các quận huyện đã triển khai nhiều đợt ra quân theo chuyên đề nhằm kiềm chế tai nạn giao thông. Bên cạnh đó tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn kỷ thuật các phương tiện lưu thông đã hết niên hạn sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại một số cơ quan đơn vị chưa coi trọng công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông mà xem nó là trách nhiệm của lực lượng công an. Thời gian qua tai nạn giao thông ở thành phố Đà Nẵng đã được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ảnh nhiều diễn biến phức tạp nhất là một số điểm nút giao thông quan trọng như ngã ba Huế, đường tránh Nam hầm Hải Vân, quốc lộ 1A, 14B. Những vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn làm nơi kinh doanh buôn bán tập kết nguyên liệu, xe khách chở quá số người quy định, không chấp hành tín hiệu của đèn điều khiển giao thông còn diễn ra phổ biến, vẫn còn tình trạng không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, lực lượng làm nhiệm vụ. Trong 05 năm cơ quan Công an đã trực tiếp giải quyết 4.352 vụ va chạm giao thông và tai nạn giao thông, làm chết 695 người và làm bị thương 659 người, trong đó đã khởi tố 385 vụ với 396 bị can, Tòa án đưa xét xử 382 vụ với 392 bị cáo. Công tác đấu tranh chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vẫn còn những hạn chế nhất định, nguyên nhân do lực lượng cảnh sát giao thông còn mỏng, trang thiết bị cho công tác nghiệp vụ còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu đấu tranh

với tội vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, chính vì tội phạm ẩn của loại tội này còn rất cao.

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xét xử kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Chức năng nhiệm vụ này trực tiếp tác động đến hoạt động phòng chống tội phạm nói chung và tội vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng. Trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật đối với hoạt động xét xử của Tòa án, Viện kiểm sát phối hợp với Tòa án tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội để kiến nghị khắc phục. Viện kiểm sát còn góp phần quan trọng vào đấu tranh phòng, chống tội phạm thông qua hoạt động kháng nghị đối với những bản án về vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Đối với những vụ tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng, Viện kiểm sát đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra kiểm sát trong việc khám nghiệm hiện trường, thu thập dấu vết, khám nghiệm tử thi các hoạt động điều tra, từ đó hạn chế tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung đảm bảo chất lương truy tố. Nhằm cho việc truy tố của Viện kiểm sát đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Viện kiểm sát phối hợp với Tòa án mở những phiên tòa lưu động đối với những vụ án tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong thời gian qua đã phát huy được khả năng tuyên truyền những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố, thông qua các phiên tòa lưu động phần nào ngăn chăn được các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

Trong những năm qua, ngành Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng luôn quan tâm đến chất lượng công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi các vụ án vi phạm giao thông. Thông qua đó, kiểm sát viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đây là bước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thu thập chứng cứ, dấu vết, xác định nguyên

nhân của vụ tai nạn cũng như lỗi của người tham gia giao thông. Việc có mặt kịp thời của Viện kiểm sát cùng với Cơ quan điều tra để khám nghiệm hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa hai cơ quan. Đối với các vụ tai nạn giao thông nghiêm trong, phức tạp xảy ra lãnh đạo Viện kiểm sát tham gia cùng Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm đã phần nào thể hiện tính kịp thời trong việc đấu tranh chống tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Đà Nẵng. Kiểm sát viên được phân công đã chủ động xuống hiện trường nắm tình hình, yêu cầu điều tra viên thông báo về nội dung vụ việc xãy ra để tham gia góp ý kiến cho công tác chuẩn bị khám nghiệm. Chủ động yêu cầu điều tra viên thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết để thu thập dấu vết, vật chứng nhằm thể hiện tính khách quan đối với những dấu vết thu thập tại hiện trường để đưa nó vào hồ sơ khám nghiệm. Trong hoạt động kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố, từ 2008 đến năm 2012, ngành Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng tham gia truy tố 385 vụ án, với 396 bị can tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tỷ lệ vụ án Tòa án đưa ra xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ rất ít, điều đó thể hiện chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra của Viện kiểm sát ngày một nâng cao.

Công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan tư pháp để xử lý tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ luôn được quan tâm, thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quy chế số 01/2008/LN-QCPH ngày 25/4/2008 giữa liên ngành Viện kiểm sát nhân nhân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Thanh tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Sở Lao động thương binh xã hội, Cục thuế, Chi cục quản lý thị trường, Chi cục Kiểm lâm hàng tháng Viện kiểm sát là cơ quan thường trực nhận các thông tin, tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết cho các cơ quan phối hợp biết. Trong thời gian qua các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đều được điều tra, truy tố và đưa ra xét xử kịp thời đúng thủ tục tố tụng, đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không để sai hoặc làm oan người vô tội. Các vụ án vi phạm về giao thông đều được xử nghiêm, nhằm răng đe và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Thông qua đó, Viện kiểm sát đã có những

tham mưu, đề xuất cho cấp ủy chính quyền địa phương trong việc xác định các điểm đen tai nạn giao thông, để có biện pháp treo biển cảnh báo tai nạn và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông trong nhân dân.

Tòa án là cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam, thông qua việc xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định pháp luật. Bằng hoạt động của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, góm phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án làm rỏ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, động cơ và mục đích của tội phạm từ đó yêu cầu các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội áp dụng các biện pháp khắc phục, loại trừ những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Thông qua hoạt động xét xử nhằm giáo dục ý thức người dân tuân theo pháp luật nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng. Theo báo cáo của ngành tòa án trong 05 năm từ năm 2008-2012 toàn ngành thụ lý 25.387 vụ án, trong đó án hình sự 4.736 vụ chiếm tỷ lệ 18,65%, tội vi phạm quy định về điều phương tiện giao thông đường bộ thụ lý 382 bộ với 392 bị cáo chiếm tỷ lệ 8, 06% tỷ lệ bị cáo cho hưởng án treo chiếm 31% ở cả hai cấp xét xử, tỷ lệ án sơ thẩm bị cải sữa y án chiếm tỷ lệ 65%, hình phạt bổ sung cấm lái xe hoặc hành nghề lái xe trong 05 năm có 05 bị cáo chiếm tỷ lệ 1,27%. Điều đó đã ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Quá trình giải quyết vụ án Tòa án và thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện khách quan sẻ bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan sai người vô tội và không bỏ lọt tội phạm. Do đó, tính phòng ngừa của pháp luật hình sự được nâng cao. Các biện pháp áp dụng miễn trách nhiệm hình sự do người phạm tội được hưởng án treo đều được

ngành Tòa án thành phố thực hiện một cách nghiêm minh chặt chẻ góp phần cải tạo trong việc phòng ngừa tái phạm. Thông qua hoạt động xét xử tòa án phối hợp với Viện kiểm sát và cơ quan nhà nươc tổ chức chính trị xã hội đưa ra xét xử lưu động các vụ án hình sự nói chung và tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiên giao thông đường bộ nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục răn đe phòng ngừa tội phạm nói riêng. Bên cạnh đó, thông qua việc tổng kết, báo cáo hoạt động xét xử đã có những tham mưu đề xuất cho cơ quan nhà nước có các biện pháp tuyên truyền, đấu tranh phòng ngừa tội phạm trên toàn thành phố.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w