Thực trạng công tác đấu tranh phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2008 đến

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 60 - 62)

khiển phương tiện giao thông đường bộ ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2008 đến 2012

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân công dân trong phạm vi chức năng cuả mình các chủ thể này được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xác định được điều đó, thời gian qua Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông như: Tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, mở đợt tuyên truyền cao điểm chủ đề “Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng”. Tổ chức kiểm tra, bán đổi mũ bảo hiểm đạt chất lượng trực tiếp cho người đi mô tô, xe gắn máy tại 08 điểm trên địa bàn thành phố và mở rộng các hình thức cung cấp bán đổi mũ bảo hiểm đạt chất lượng đến các phường, xã, trường học, cơ quan, đơn vị. Huy động tối đa lực lượng, phương tiện và các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với tất cả các khu vực nội và ngoại thành. Tổ chức phân làn đường tại 18 tuyến đường trên địa bàn thành phố, tập trung tối đa lực lượng, phương tiện phối hợp tuần tra kiểm soát, kết hợp lập chốt cố định tại một điểm trên 18 tuyến có tổ chức phân làn, bảo đảm 3 ca công tác trong ngày, nhất là lực lượng làm nhiệm vụ trong giờ cao điểm, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Công an thành phố, các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tập trung khảo sát, đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời các khu vực có nguy cơ cao về tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông trên địa bàn. Phối hợp với ngành Đường sắt đẩy nhanh việc cải tạo, nâng cấp mở rộng các vị trí đường ngang giao cắt với đường sắt trên các tuyến: Phan Văn Định, Nguyễn Chánh, Ngô Thời Nhậm, Lê Trọng Tấn. Phối hợp với Công ty quản lý Đường sắt khảo sát thành lập mới từ 5 đến 7 tổ Cảnh giới bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí đường ngang dân sinh thường xảy ra tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn quận Liên Chiểu và Cẩm Lệ. Ban hành Quy chế phối hợp giữa Thanh tra Sở

Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố, Trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải Công cộng về việc xử lý vi phạm trật tự an toàn gia thông qua hình ảnh camera giám sát giao thông. Ban an toàn giao thông các quận, huyện tổ chức ra quân thiết lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý vỉa hè, kiên quyết xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè trái phép. Giao cho các hộ dân nhà mặt tiền tự quản lý vỉa hè một số tuyến đường trên địa bàn. Ban an toàn giao thông thành phố phối hợp với Ủy ban an toàn giao thông Quốc Gia và Ban Điều hành dự án ICAP Việt Nam tiếp tục triển khai mở rộng thực hiện dự án: “Sáng kiến cải thiện tình trạng lạm dụng chất có cồn và điều khiển phương tiện” trong 2 năm, từ năm 2013 đến cuối năm 2014. Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo không để xảy ra đua xe trái phép, không xảy ra ùn tắc giao thông. Thực hiện việc tuyên truyền Luật giao thông đường bộ, các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho tất cả người dân trong độ tuổi lao động, sinh viên, học sinh, cán bộ công chức, thực hiện việc lắp đặt hệ thống báo hiệu, tín hiệu đường bộ. Tiếp tục tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân, tập trung cho việc xây dựng văn hóa trong giao thông... nên tình hình tai nạn giao thông ở thành phố Đà Nẵng luôn nằm trong tầm kiểm soát, tại buổi làm việc ngày 15/7/2013 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải được đánh giá thành phố Đà Nẵng là “một trong những địa phương thực hiện tốt nhất công tác quản lý, kiềm chế tai nạn giao thông. Nếu nơi nào cũng làm được như Đà Nẵng thì tình hình an toàn giao thông sẽ tốt hơn rất nhiều”.

Từ năm 2008 đến năm 2012, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức hàng trăm cuộc triễn lãm, treo băng rôn, khẩu hiệu, biển báo, panô áp phích để tuyên truyền các chủ đề về an toàn giao thông, tai nạn giao thông tại nơi công cộng và khu đông dân cự trên toàn địa bàn thành phố. Ban an toàn giao thông thành phố phối hợp với Ban an toàn giao thông các quận, huyện, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan đơn vị trên địa bàn thực hiện ra quân tuyên truyền, phòng chống tai nạn giao thông. Tổ chức các buổi kể chuyện chuyên đề về tai nạn giao thông lòng ghép vào đó là những hình ảnh các vụ tai nạn giao thông nghiêm, tổ chức các cuộc thi về an toàn giao thông trong tầng lớp học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, tập huấn Luật giao thông đường bộ và các nghị

định của chính phủ cho tuyên truyền viên, báo cáo viên…Chính quyền các cấp tăng cường chỉ đaọ lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, cảnh sát trật tự triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm tăng chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe nhằm nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng điều khiển phương tiện đối với đội ngủ lái xe từ đó tạo ra đội ngủ lái xe có tay nghề cao, có đạo đức nghề nghiệp và văn hóa khi tham gia giao thông nên tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông ở thành phố Đà Nẵng được giảm thiểu. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ không của bất kỳ của một địa phương nào, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 về tăng cường các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 2171/KH-UBND ngày 20/3/2013 để triển khai thực hiện. Trong những năm qua công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được Sở giao thông vận tải Đà Nẵng quan tâm chặt chẽ và khuyến khích các thành phần kinh tế tiếp tục nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe. Hàng năm Sở giao thông vận tải Đà Nẵng tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, trang trang thiết bị các kiến thức để nâng cao nghiệp vụ về công tác quản lý và sát hạch cấp giấy phép lái xe. Luật giao thông đường bộ quy định chặt hơn công tác đào tạo, sát hạch cấp phép lái xe cơ giới đường bộ đối người điều khiển ô tô đầu kéo, rơ mooc phải có giấy phép lái xe hạng FC, quy định độ tuổi cấp phép lái xe hạng D, E, F yêu cầu trình bộ văn hóa đối với người điều khiển ô tô khác từ 10 chỗ trở lên. Do đó, chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được tăng cường gớp phần giảm thiệu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 60 - 62)