III. QUÊ HƯƠNG (3 tiết)
3. Công cuộc đổi mới (Từ 1986 nay).
Trước yêu cầu trên, tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã vạch ra đường lối đổi mới đất nước. Chủ trương đổi mới đất nước do Đại hội VI vạch ra là: trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta không phải thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hôị, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, với những bước đi, hình thức thích hợp. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế, chính trị, đến tư tưởng, văn hoá, xã hội. Đổi mới về kinh tế không thể không đi đôi với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đổi mới về chính trị phải tích cực, nhưng vững chắc, mang lại kết quả thực tế, không gây mất ổn định về chính trị, không làm phương hại đến toàn bộ công cuộc đổi mới.
Đường lối đó tiếp tục được các Đại hội VII (1992), Đại hội XIII (1997), Đại hội IX (2001) hoàn thiện. Trải qua gần hai thập kỷ, công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu ban đầu to lớn. Đất nước ta đang vững bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
HOẠT ĐỘNG 8. TÌM HIỂU THỜI KỲ CẢ NƯỚC ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ 1975 ĐẾN NAY (1 tiết). ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ 1975 ĐẾN NAY (1 tiết).
Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cá nhân:
Sinh viên tựđọc, nghiên cứu các tài liệu chuẩn bị các câu hỏi sau: 1. Ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội ngày 25-4-1976.
2. Những thành tựu và hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong 10 năm 1975-1985.
3. Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986).
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm:
Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên thảo luận các vấn đề sau:
1. Vì sao từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, đất nước ta phải tiến hành đổi mới? 2. Những thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới đất nước từ 1986 đến nay?
Nhiệm vụ 3: Làm việc cả lớp.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. - Giảng viên tổng kết lại những vấn đề trên.