I. GIA ĐÌNH (3 TIẾT)
3. Những thay đổi đang diễn ra trong các gia đình Việt Nam hiện nay.
Công cuộc đổi mới đất nước tạo nên nhiều thay đổi quan trọng trong gia đình Việt Nam. Quy mô gia đình giảm dần, mức sống tăng lên đáng kể, địa vị của phụ nữđược nâng cao đã góp phần thay đổi thang bậc giá trị trong đời sống gia đình, vợ chồng.
Trước kia, tính ổn định của gia đình chủ yếu được đảm bảo bởi các mối quan hệ ràng buộc về nghĩa vụ giữa cha mẹ, con cái, ông bà. Khi đó ông bà chúng ta lấy nhau thường do cha mẹ xếp đặt. Nhưng khi đã sống chung, họ có ý thức trách nhiệm với nhau (tình nghĩa vợ chồng), với con cái (tình mẫu, phụ tử), với cha mẹ (lòng biết ơn tôn kính) và cùng cố gắng xây dựng một gia đình hạnh phúc. Khi ấy, thường có sự hy sinh hạnh phúc cá nhân cho gia đình và con cái. Ngày nay, hôn nhân phần lớn được xây dựng trên cơ sở hiểu biết và yêu thương lẫn nhau. Những giá trị tình cảm cũng như sự hoà thuận, quan tâm và
hiểu biết lẫn nhau trong gia đình ngày càng được coi trọng hơn. Các giá trị nhân văn được đánh giá cao và vai trò của các cá nhân được chú trọng hơn.
Tính ổn định của gia đình chủ yếu được đảm bảo chủ yếu qua mối quan hệ vợ chồng. Ngoài việc chia sẻ trách nhiệm, cần phải quan tâm, tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong công việc, tăng cường sựđồng và hiểu biết trong đời sống vợ chồng.... Chính những nhu cầu cao hơn và phức tạp hơn này thúc đẩy gia đình phát triển, nhưng nó cũng làm cho cuộc sống gia đình có thêm nhiều đòi hỏi hơn.
Sự thay đổi về nhu cầu của cuộc sống, về quan niệm, lối sống, định hướng giá trị, các mối quan hệ, .. trong lớp trẻ cũng làm cho bố mẹ của họ lúng túng trong việc đối phó với những biến đổi này. Mọi người có ý kiến khác nhau về phương pháp nuôi dạy con cái. Trước đây quyền lực của cha mẹ và sự phục tùng của con cái được xem là rất quan trọng. Ngày nay việc chia sẻ tình cảm và những khái niệm mới về dân chủ và bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái được nhấn mạnh. Tại một số gia đình, cha mẹ hoang mang khi thấy con cái mình có suy nghĩ và hành vi khác lạ. Mặt khác, những ông bố bà mẹ quá nghiêm khắc, dùng roi vọt với con cái, cũng thất bại trong việc dạy dỗ con cái. Vì vậy, trong việc giáo dục con cái, cha mẹ cần kết hợp hài hoà giữa nghiêm ngặt và khoan dung. Nghiêm ngặt không đồng nghĩa với khắt khe và khoan dung không phải là nuông chiều. Tình yêu và sự hiểu biết đối với con cái là rất quan trọng.
Nhiệm vụ của sinh viên
Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân để xác định một số thay đổi của gia đình ở Việt Nam hiện nay. Sau đó trình bày trước tập thể lớp.
Nhiệm vụ 2. Làm việc nhóm. Mỗi người trong nhóm trình bày chức năng của từng người trong gia đình mình. Sau đó tổng hợp lại trong nhóm để xác định những chức năng chung nhất của người bố, mẹ, ông, bà, con cái....
Nhiệm vụ 3. Làm việc nhóm để xác định các từ “tốt hơn”, “xấu hơn” và ghi vào bảng dưới. Sau đó, đại diện nhóm trình bày trước tập thể lớp.
Các đặc trưng Gia đình đông con Gia đình ít con Chỗở
Khả năng tăng thu nhập Điều kiện sinh hoạt gia đình Điều kiện nuôi dạy con cái Điều kiện chăm sóc sức khoẻ
Khả năng đáp ứng các nhu cầu văn hoá
Đánh giá hoạt động 3
1- Thế nào là một gia đình hạnh phúc ?
3- Điền những từ thích hợp vào đoạn viết sau: Nguyên tắc cư xử chung trong gia đình là: con cái phải có (a)... đối với người già; người lớn phải (b)... cách cư xử và (c)... cho lớp trẻ noi theo, và anh, chị phải có trách nhiệm giúp đỡ,(d)... lẫn nhau. Đồng thời phải khẳng định (đ)... giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái về trách nhiệm, việc làm và nghĩa vụ.