2.N ền văn minh Văn Lang-Âu Lạc.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 43 - 45)

III. QUÊ HƯƠNG (3 tiết)

2.N ền văn minh Văn Lang-Âu Lạc.

2.1. S ra đời ca nn văn minh Văn Lang-Âu Lc.

Trải qua hàng ngàn năm phát triển, các cư dân nguyên thuỷđã từng bước tiến xuống vùng châu thổ các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả.... Trên cơ sở những thành tựu của các nền văn hóa đồ đá trước đó, họ tiếp tục khai phá đất đai, phát triển nghề trồng lúa nước. Kĩ thuật luyện kim ra đời và phát triển. Phân công lao động và sự phân hoá giàu nghèo xuất hiện. Một tổ chức chính trị: Nhà nước với tên gọi Văn Lang đã hình thành (khoảng thế kỷ VI-V TCN). Nhà nước Văn Lang ra đời còn do nhu cầu tập hợp, lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm và chống thiên tai. Một thời gian sau, có sự kết hợp giữa hai khối tộc người Lạc Việt và Âu Việt tạo nên một nhà nước mới mang tên Âu Lạc.

Thời Văn Lang- Lạc Âu Lạc, bằng sức sáng tạo và đấu tranh kiên cường, bền bỉ của người Việt cổđể xây dựng và bảo vệđất nước đã đưa nền kinh tế và xã hội có những bước phát triển lớn lao, đạt nhiều thành tựu rực rỡ về mọi mặt, tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử dân tộc: Văn minh Văn Lang- Âu Lạc (còn gọi là Văn minh Sông Hồng, văn minh Đông Sơn ).

2.2. Nhng thành tu chính ca nn văn minh Văn Lang- Âu Lc. 2.2.1. V chính tr- xã hi. 2.2.1. V chính tr- xã hi.

Theo nhiều tài liệu đáng tin cậy khác nhau, vào khoảng thế kỷ VII TCN, trên đất nước ta đã có nhà nước đầu tiên ra đời, đó là nhà nước Văn Lang và tiếp theo là nhà nước Âu Lạc. Đứng đầu nhà nước là các vua Hùng (Sau này là An Dương Vương) và vài người giúp việc (Lạc hầu). Quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Cả nước có 15

Hùng Vương. Lạc hầu- Lạc tướng (trung ương) Lạc tướng (bộ) Lạc tướng (bộ) Bồ chính (chiềng, chạ) Bồ chính (chiềng, chạ) Bồ chính (chiềng, chạ) Hình 53. Sơđồ nhà nước thời Hùng Vương.

bộ, mỗi bộ có một Lạc tướng cai quản. Mỗi bộ gồm nhiều công xã (làng, chạ) do một Bồ chính quản lý. Cư dân gọi chung là Lạc Việt bao gồm các tộc người Việt- Mường, Tày cổ, Môn- Khơ me.

Các vua (Hùng Vương, An Dương Vương), các Lạc hầu, Lạc tướng hợp thành lớp người thống trị, giàu có, giữ chức vụ theo chế độ cha

truyền, con nối. Nhà nước chỉ trông coi việc chung, mọi công việc sản xuất, sinh hoạt cụ thể đều do làng, chạ giải quyết (hình 53).

2.2.2. V kinh tế.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp dùng cuốc đá, cư dân Đông Sơn đã chuyển biến mạnh mẽ sang nền kinh tế nông nghiệp dùng cày với lưỡi cày bằng kim loại, có sức kéo của trâu bò. Từng bước, con người thời Đông Sơn đã biết đắp đê phòng chống lụt, trồng lúa nếp, lúa tẻ. Từ vùng trung du, họđã tiến về khai phá và làm chủ các vùng đồng bằng rộng lớn của các con sông Hồng, sông Mã, sông Cả, làm đổi mới cảnh quan địa lý vùng châu thổ, tạo nên một cuộc sống văn minh nông nghiệp.

Sản xuất thủ công nghiệp, đặc biệt nghề luyện kim phát triển mạnh. Các nghề làm gốm, đánh bắt cá, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa, chăn nuôi tiếp tục phát triển.

2.2.3. Văn hoá tinh thn.

Qua các di vật thời Văn Lang- Âu Lạc, đặc biệt các hoa văn trên trống đồng (hình 55), chúng ta hình dung thời bấy giờ con người đã biết thờ thần Mặt trời, ở nhà sàn, có những hội hè như bơi trải, hội ra quân, múa hát... Cuộc sống thanh bình và các phong tục riêng được hình thành.

2.3. Đặc đim và ý nghĩa lch s ca nn văn minh Văn Lang- Âu Lc. văn minh Văn Lang- Âu Lc.

Nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc có nguồn gốc từ những nền văn hoá đá mới, được hình thành trải qua một quá trình lâu dài hàng ngàn năm từ văn hoá tiền Đông Sơn tới văn hoá Đông Sơn.

Nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, có mối quan hệ gần gũi và giao lưu mật thiết với các nền văn hoá, văn minh các quốc gia láng giềng.

Nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc là một nền văn minh bản địa, có cội nguồn sâu xa trong lịch sử văn hoá lâu đời của người Việt cổ.

Tóm lại, thời đại Hùng Vương và nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc ra đời và phát triển đã khẳng định vị trí thời đại của nó trong lịch sử dân tộc- mởđầu cho kỷ nguyên dựng nước và giữ nước, kỷ nguyên văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam, tạo nên sức mạnh tinh thần để nhân dân ta vượt qua thời kỳ Bắc thuộc, không bị đồng hoá và giành lại nền độc lập, tự chủ.

Nhim v.

Nhim v 1: Thảo luận nhóm.

Đọc phần Thông tin cho hoạt động 1 và thảo luận các câu hỏi sau:

1. Vì sao nói nền văn hoá Đông Sơn ra đời và phát triển từ các nền văn hoá trước đó? 2. Những thành tựu chính và đặc điểm của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc?

Nhim v 2: Làm việc cả lớp.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm.

- Giảng viên nhận xét và hệ thống hoá lại kiến thức cơ bản của các nội dung trên.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 43 - 45)