I. GIA ĐÌNH (3 TIẾT)
1. Những mối quan hệ trong gia đình.
Quan hệ gia đình là sự gắn bó, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Trong mỗi gia đình thường có các mối quan hệ sau:
-Mối quan hệ vợ chồng (giữa vợ và chồng) -Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. -Mối quan hệ giữa ông bà và cháu, chắt
-Mối quan hệ giữa anh chị em (anh chị em ruột).
Mối quan hệ trên được thể hiện ở khía cạnh pháp lí (giữa bố và mẹ), huyết thống (bố mẹ và con) và quan hệ xã hội (người với người). Chúng bao gồm các khía cạnh: quan hệ tình cảm, sựđồng thuận, tuổi tác, tính cách, kinh tế, ....
Nguyên tắc cư xử chung trong gia đình là: con cái phải có trách nhiệm đối với người già, bố, mẹ; người lớn phải chỉ bảo cách cư xử và nêu gương sáng cho lớp trẻ noi theo; anh, chị, em phải có trách nhiệm giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau. Đồng thời phải khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái về trách nhiệm, việc làm và nghĩa vụ.
HOẠT ĐỘNG 3- TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH, QUI MÔ GIA ĐÌNH, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ NHỮNG THAY ĐỔI ĐANG DIỄN RA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ NHỮNG THAY ĐỔI ĐANG DIỄN RA
Các quan hệ tốt trong gia đình thể hiện ở sự hoà hợp, thông cảm, tin cậy, kính trọng, phụ thuộc lẫn nhau và linh hoạt, dễ thích ứng.
Các thành viên trong gia đình cần cởi mở, trao đổi chân thành với nhau và giải quyết những khó khăn nẩy sinh trong cuộc sống. Tuy nhiên việc xử lí, lo liệu công việc và những mối quan hệ trong gia đình không phải luôn luôn dễ dàng nhưđối với những công việc khác. Những mối quan hệ ràng buộc chặt có thể dẫn tới sự bất đồng ý kiến mạnh mẽ và bất hoà. Bởi vậy, mỗi người cần phải hiểu biết sâu sắc về mọi thành viên và các mối quan hệ trong gia đình mình.
Những gia đình hạnh phúc là những gia đình mà mọi thành viên đều hiểu biết, yêu thương và quan tâm lần nhau. Họ nhìn thấy bản chất tốt đẹp của nhau, những mặt mạnh, mặt yếu của nhau. Họ thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau và luôn luôn mang lại cho nhau những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.