Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống lần thứ nhất.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 51 - 53)

III. QUÊ HƯƠNG (3 tiết)

2.Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống lần thứ nhất.

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị một viên quan hầu là Đỗ Thích giết hại. Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được cử làm Phụ chính. Các tướng lĩnh trong triều chia thành các phe phái đánh nhau. Giữa lúc đó, nhà Tống ở phương Bắc đang lăm le xâm lược nước ta. Năm 980, được sự suy tôn của Dương Thái hậu và đề nghị của Phạm Cự Lạng, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế. Nhà Lê được thành lập (thường gọi là Tiền Lê để phân biệt với nhà Hậu Lê sau này).

Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ bộ ào ạt tiến vào nước ta. Quân bộ từ Ung Châu (Quảng Tây) theo đường Lạng Sơn tiến vào. Quân thuỷ từ Quảng Châu (Quảng

Đông) vượt biển tiến sang. Hai đạo quân của địch dự định sẽ phối hợp với nhau tiến vào vây hãm kinh thành Hoa Lư.

Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Phát huy cách đánh giặc sáng tạo của Ngô Quyền, ông sai quân sỹ đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền của địch. Trên các đường tiến

quân khác của địch, ông bố trí sẵn lực lượng chống cự.

Khoảng cuối mùa xuân năm 981, trên sông Bạch Đằng đã xảy ra các trận thuỷ chiến ác liệt. Với truyền thống đánh giặc của ông cha, với tinh thần chiến đấu dũng cảm dũng cảm của quân dân ta, cánh quân thuỷ của địch đã bị bị đánh lui. Kế hoạch phối hợp giữa hai cánh quân của địch bị thất bại. Trên đường bộ, bộ binh của địch tiến đến Chi Lăng (Lạng Sơn) nhưng bị tổn thất nặng nề. Quân ta tiến công mãnh liệt đánh bại quân địch, thừa thắng truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại. Tướng chỉ huy Hầu Nhân Bảo bị giết chết, nhiều tướng khác bị bắt sống.

Trước thất bại đó buộc nhà Tống phải bãi binh, rút quân về nước.

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống đã giành thắng lợi. Lịch sử dân tộc lại ghi thêm một chiến công mới làm rạng rỡ thêm non sông, đất nước. Nền độc lập dân tộc được giữ vững.

Sau chiến tranh, năm 982, Lê Hoàn sai sứ sang Tống cầu phong, đặt quan hệ hoà hiếu. Năm 983, sứ nhà Tống sang giao hảo, phong hiếu cho vua Đại Cồ Việt. Quan hệ bang giao giữa hai nước được thiết lập.

Nhim v.

Nhim v 1. Làm việc cá nhân.

Sinh viên nghiên cứu các tài liệu phần thông tin cho hoạt động 3, suy nghĩđể trả lời các câu hỏi, bài tập sau:

- Hoàn cảnh nước ta sau khi Ngô Quyền mất?

- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc lập ở nước ta? - Hoàn cảnh nước ta trước khi quân Tống xâm lược?

Nhim v 2. Thảo luận nhóm.

Dưới sự hướng dẫn của Giảng viên, sinh viên thảo luận theo nhóm về các vấn đề: - Đất nước ta sau khi Ngô Quyền mất đã bị cát cứ như thế nào? Kể tên 12 sứ quân. - Nguyên nhân, diễn biến chính và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn?

Nhim v 3. Làm việc cả lớp.

Giảng viên hệ thống lại những vấn đề trên.

Đánh giá hot động 3

1. Đánh giá vai trò của Đinh Bộ Lĩnh trong công cuộc thống nhất đất nước ở buổi đầu độc lập của nước ta?

2. Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn trên lược đồ.3. Gạch nối từng ý ở cột sự kiện lịch sử với cột nhân vật lịch sử cho phù hợp:

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 51 - 53)