Về phong trào nông dân Tây Sơn.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 59 - 60)

III. QUÊ HƯƠNG (3 tiết)

b) Công cuộc khẩn hoang.

2.6.1. Về phong trào nông dân Tây Sơn.

Trong tình cảnh đất nước loạn lạc, phong trào nông dân liên tục bùng nổ, tiêu biểu nhất là phong trào nông dân Tây Sơn

Bắt đầu từ ấp Tây Sơn (Bình Định), năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đẫ lãnh đạo nhân dân đánh sụp đổ chế độ họ Nguyễn trên 200 năm ở đàng trong (1783), chặn đứng cuộc xâm lăng của quân Xiêm (1785), rồi tiến ra Bắc, lật đổ chếđộ thống trị gần 300 năm của họ Trịnh (1786).

Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đã thực sự trở thành phong trào quật khởi của dân tộc từ Nam chí Bắc. Đây cũng chính là đặc điểm độc đáo của phong trào nông dân Tây Sơn và là hiện tượng có một không hai trong lịch sử dân tộc. Tinh thần dân tộc, ý chí thống nhất của nhân dân ta, mà tiêu biểu là nông dân trở nên mạnh mẽ.

Với những thắng lợi oanh liệt của phong trào Tây Sơn, các tập đoàn thống trị trong Nam, ngoài Bắc đã bị quét sạch. Sau hơn hai thế kỷ bị phân chia bởi các tập đoàn phong kiến , đất nước lần đầu tiên đã được thống nhất trong một phạm vi rộng lớn từ Bắc Hà vào tận Gia Định (tức lãnh thổ Việt Nam ngày nay). Đây là một thành tựu to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn.

Vì quyền lợi của dòng họ, Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Mãn Thanh. Năm 1788, quân Thanh tràn sang xâm lược nước ta. Quân Tây Sơn tạm thời rút lui khỏi phía Bắc. Kinh thành Thăng Long bị giặc chiếm đóng.

Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc. Chỉ trong vòng 5 ngày đêm của xuân Kỷ Dậu (1789), đại đoàn quân của Quang Trung đã quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi đất nước. Đây là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc..

Sau khi thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm, triều đại Quang Trung được thiết lập. Mặc dầu mất sớm, song Quang trung đã làm được một số việc có ích: ra chiếu khuyến nông, kêu gọi dân lưu tán về quê làm ăn, giảm thuế cho dân nghèo, cho đúc tiền, lập viện Sùng chánh và cử Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng phụ trách dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu dạy học trong nhà trường...

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)