Văn hoá Đông Sơn và những chuyển biến xã hội Quá trình hình thành văn hoá Đông Sơn.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 42 - 43)

III. QUÊ HƯƠNG (3 tiết)

1.Văn hoá Đông Sơn và những chuyển biến xã hội Quá trình hình thành văn hoá Đông Sơn.

1.1. Quá trình hình thành văn hoá Đông Sơn.

Từ những kết quả nghiên cứu về nền văn hóa Đông Sơn, các nhà nghiên cứu cho rằng văn hoá Đông Sơn có quá trình hình thành lâu dài hơn một ngàn năm lịch sử từ những nền văn hóa tiền Đông Sơn:

- Giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, cách ngày nay khoảng 4000 năm. Cư dân bấy giờđã có những bước tiến lớn lao, làm chuyển biến mạnh mẽ nền văn hoá đá mới sang văn hoá đồđồng. Thành tựu quan trọng của giai đoạn này: đưa kỹ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, kỹ thuật làm gốm có những bước tiến mới, phát hiện ra nguyên liệu đồng và kỹ thuật luyện kim. Đời sống vật chất, tinh thần cư dân Phùng Nguyên được nâng cao hơn cư dân thời đá mới. Điều đó chứng tỏ cư dân Phùng Nguyên đã vượt qua thời đại đồ đá để bước vào thời đại kim khí, tạo tiền đề, cơ sở phát triển lên giai đoạn tiếp theo.

- Giai đoạn Đồng Đậu, kéo dài từ 3500 năm đến 3000 năm cách ngày nay. Cư dân văn hoá Đồng Đậu vừa kế thừa, vừa nâng cao hơn những thành tựu của văn hoá Phùng Nguyên, nhất là kỹ thuật luyện kim và làm đồ gốm.

- Giai đoạn văn hóa Gò Mun, có niên đại khoảng từ 3000 năm đến 2700 năm cách ngày nay. Đồđá ở giai đoạn này đã suy giảm nhiều, đồđồng tăng nhiều số lượng. Kỹ thuật đúc đồng có những tiến bộ mới.

Những bằng chứng nói trên cho thấy từ văn hoá Phùng Nguyên đến văn hoá Gò Mun, trải qua hơn một ngàn năm, cư dân ở vùng lưu vực sông Hồng ngày càng phát triển, tạo điều kiện và cơ sở cho sự ra đời của nền văn hoá Đông Sơn vào thế kỷ VII. TCN.

1.2. Văn hoá Đông Sơn.

Các di tích văn hoá Đông Sơn được phát hiện ở hầu khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chủ yếu dọc lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả, bao gồm nhiều loại nhưđịa bàn cư trú của cư dân, mộ táng, xưởng thủ công...

Công cụ và hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn thể hiện bước phát triển cao hơn hẳn so với các văn hoá tiền Đông Sơn. Công cụ bằng đá ít hơn. Đồ gốm thể hiện tính thực dụng cao, chế tạo đơn sơ và phổ biến là không có hoa văn, thường là gốm trơn, hoặc trang trí đơn điệu như văn thừng, văn chải ở thân gốm. Những công cụ và hiện vật bằng đồng rất phong

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC (1 tiết ) VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC (1 tiết )

phú, đa dạng về loại hình, kỹ thuật luyện đồng đạt đến đỉnh cao và bước đầu xuất hiện kỹ thuật luyện sắt.

Những nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn cho thấy: văn hoá Đông Sơn thuộc sơ kỳ đồ sắt, ra đời từ thế kỷ VII TCN, trải qua một quá trình hình thành từ sơ kỳ đồng thau (Phùng Nguyên) đến giai đoạn trung kỳ (Đồng Đậu), hậu kỳ đồng thau (Gò Mun), kéo dài trong khoảng thời gian từđầu thiên niên kỷ II TCN đến đầu thiên niên kỷ I TCN.

Quá trình hình thành và phát triển của nền văn hoá Đông Sơn cũng là quá trình hình thành và phát triển cuả nhà nướcVăn Lang.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 42 - 43)