Ba lần kháng chiến chống

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 56 - 57)

III. QUÊ HƯƠNG (3 tiết)

2.2.2.Ba lần kháng chiến chống

b) Công cuộc khẩn hoang.

2.2.2.Ba lần kháng chiến chống

quân xâm lược Mông -Nguyên.

Bên cạnh thành tựu dựng nước, trong thời Trần, quân dân ta đã 3 lần kháng chiến , đánh bại quân xâm lược Mông- Nguyên, một đạo quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, vó ngựa xâm lăng của chúng đã tung hoành khắp Âu- Á.:

+ Lần thứ nhất (1258). + Lần thứ hai (1285). + Lần thứ ba (1287-1288).

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến đã được Trần Quốc Tuấn tổng kết: " Vua tôi đồng tâm, anh em hoà thuận, cả nước góp sức". Năm 1300, trước lúc từ trần, ông căn dặn vua Trần: " Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, lấy đoản chế trường là việc thường của binh pháp. Nếu thấy giặc đến ồ ạt như lửa cháy, gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu chúng đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cần được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tuỳ thời mà làm, có thu được quân lính một lòng như cha con một nhà thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước."

Trong ba lần kháng chiến chống xâm lược, nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu đã nổi lên: Trần

Hình 61.Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285)

Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu..., trong đó tiêu biểu nhất là người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.

Trần Quốc Tuấn (1213-1300) đã tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất và là người chỉ huy tối cao cuộc kháng chiến lần hai và ba. Ông là người văn võ song toàn. Trước hoạ xâm lăng, ông đã đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Lúc bấy giờ giữa ông và với vua Trần và Thái sư Trần Quang Khải vốn có thù oán, hiềm khích, ông đã chủđộng xoá bỏ thù riêng, để củng cố mối đoàn kết bên trong, tập trung chống kẻ thù xâm lược.

Sau khi mất, ông được nhân dân ta tôn là Đức Thánh Trần, đền thờ ông được xây dựng ở Nam Định và nhiều nơi khác.

2.3. Nhà H ( 1400-1406)

Từ cuối thế kỷ XIV, triều Trần trên con đường suy tàn, mất lòng dân. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân và nô tì nổi lên mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly, một quý tộc có thanh thế trong triều đã dần dần lấn át quyền lực, tiến hành các cải cách, xây thành Tây Đô, rồi đến năm 1400 phế truất vua Trần, lập nhà Hồ. Nhà Hồ chỉ tồn tại ngắn ngủi, đến năm 1406 đã thất bại trước sự xâm lược của nhà Minh. Từ đây đất nước ta lại rơi vào ách đô hộ nước ngoài.

2.4. Nhà Lê (1428-1527). 2.4.1. Cuc khi nghĩa Lam

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 56 - 57)