Các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Lê.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 58 - 59)

III. QUÊ HƯƠNG (3 tiết)

b) Công cuộc khẩn hoang.

2.4.2. Các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Lê.

Cùng với Lê lợi, thời Lê đã sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử, tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông...

a) Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380, quê ở Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (Thường Tín- Hà Tây). Tổ tiên của ông vốn người làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (Hải Dương). Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ tiến sỹ thời Trần. Ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, đại thần của triều Trần. Nguyễn Trãi đã đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1400 trong thời Hồ, được hồ Quý Ly đề bạt làm Ngự sửđại phu. Năm 1047, nhà Hồ thất bại, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa về Trung Quốc. Nguyễn Trãi bị giam lỏng ởĐông Quan (Hà Nội). Giặc Minh ra sức dụ dỗ nhưng ông đã từ chối. Đầu năm 1416, ông tham dự hội thề Lũng Nhai, cùng Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa. Nguyễn Trãi đã dâng "Bình Ngô sách", nêu rõ con đường cứu nước "đánh vào lòng người". Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi phụ trách địch vận, nguỵ vận, thay mặt Lê Lợi soạn thảo các bài văn gửi cho địch. Những bức thư này được tập hợp lại trong bộ "Quân trung từ mệnh tập". Nhiều thành luỹ quan trọng của giặc như Nghệ An, Diễn Châu, Tam Giang,Thị Cầu, nghĩa quân không đánh mà giặc cũng phải ra hàng. Cuối năm 1427, Vương Thông xin hoà, Nguyễn Trãi là người chủ trương chấp nhận và tạo điều kiện cho địch về nước" giữ hoà hiếu cho nhân dân hai nước". Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi thảo Bình Ngô đại cáo, tổng kết lịch sử dựng nước và giữ nước. Đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử dân tộc, một áng "Thiên cổ hùng văn". Nguyễn Trãi mãi mãi được tôn vinh là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

b) Lê Thánh Tông sinh năm 1442, tên là Lê Tư Thành, con thứ tư của vua Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao (con công thần khai quốc Ngô Từ ). Bấy giờ, bà Nguyễn Thị Anh, vợ của vua Lê Thái Tông tìm cách hãm hại bà Ngô Thị Ngọc Dao, may nhờ Nguyễn Trãi cứu thoát. Thuở nhỏ, Tư Thành không được sống trong cung cấm, 4 tuổi mới được phong là Bình Nguyên Vương, cho vào nội triều cùng học tập với các thân vương khác. Cuối năm 1459, Nghi Dân (con đầu của Thái Tông) giết mẹ con Nhân Tông chiếm ngôi vua, phong Tư Thành làm Gia Vương. Giữa năm 1460, các đại thần Nguyễn Xí, Lê Niệm phế truất Nghi Dân, đưa Tư Thành thay thế. Ông tự xưng là Thiên Nam động chủ, đặt niên hiệu hai lần là Quang Thuận (1460-1470) và Hồng Đức (1470- 1497), làm vua 38 năm. Ông mất năm 1497, thọ 55 tuổi.

Lê Thánh Tông có nhiều công lao để xây dựng chính quyền nhà Lê, củng cố và phát triển đất nước. Năm 1469- 1470 ông cho vẽ bản đồ 13 đạo trong cả nước và kinh đô, gọi là Hồng Đức bản đồ. Ông kiên quyết ngăn chặn những hành động xâm phạm biên giới của nhà Minh, bảo vệ sự toàn ven lãnh thổ của Tổ quốc. Ông nói:" Quyết không để một tấc đất, một thước sông của Thái Tổ lại lọt vào tay kẻ khác". Ông xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến tương đối hoàn bị. Cả nước có 5 cấp chính quyền (triều đình, đạo, phủ, huyện,

xã). Ông ban hành đạo luật Hồng Đức, được coi là bộ hình luật mẫu mực đầu tiên của nước ta. Ông rất chú trọng phát triển nông nghiệp, là người hoàn chỉnh chế độ quân điền. Hệ thống đê sông, đê biển được bồi đắp ở nhiều nơi. Lê Thánh Tông cũng là người hoàn chỉnh chế độ giáo dục và khoa cử, cho mở rộng Thái học, trường Quốc Tử Giám. Các khoa thi hương, thi hội và thi đình theo định kỳ 3 năm mở một lần để kén chọn nhân tài. Số Tiến sĩ thời Lê Thánh Tông có 601 người, chiếm 1/4 tổng số Tiến sĩ thời phong kiến.

Tóm lại, đất nước ta thời Lê Thánh Tông được coi là thời kỳ phát triển rực rỡ của chếđộ phong kiến Việt Nam, thậm chí có nhà nghiên cứu nước ngoài còn cho Đại Việt lúc này phát triển vào loại cường thịnh nhất khu vực.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 58 - 59)