Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 46 - 47)

III. QUÊ HƯƠNG (3 tiết)

3. Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nước ta có những điểm khác nhau về hình thức, mức độ... nhưng đều thi hành những chính sách chủ yếu sau:

3.1. Biến nước ta thành qun, huyn ca chúng.

Từ năm 111 TCN, nước Âu Lạc bị chia làm 3 quận, nằm trong bộ Giao Chỉ, đó là: - Giao Chỉ (Bắc Bộ) gồm 12 huyện

- Cửu Chân (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) gồm 7 huyện

- Nhật Nam ( từ Đèo Ngang trở vào Nam cho đến Quảng Nam- Đà Nẵng) gồm 5 huyện.

HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC (1,5 tiết) VÀ CHỐNG BẮC THUỘC (1,5 tiết)

Đứng đầu bộ Giao Chỉ có một viên Thứ sử. Đứng đầu các quận có một viên Thái thú, chuyên trông coi việc hành chính và thu phí cống trong quận. Bên cạnh Thái thú có viên Đô uý, phụ trách việc quân sự và đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Lúc đầu chúng vẫn sử dụng các Lạc tướng người Việt, nhưng sau đó từ châu đến huyện đều do người Hán cai trị.

Để bảo vệ chính quyền đô hộ các cấp ở Âu Lạc cũ, nhà Hán cho xây nhiều thành trì kiên cố ở khắp các quận, huyện. Pháp luật của người Hán kể từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng được thực thi ở Giao Châu.

3.2. Chính sách bóc lt tàn bo:

- Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý, đặt ra nhiều loại thuế và lệ phu dịch. - Thực hiện chính sách đồn điền, chiêu mộ những người lưu tán khai phá ruộng đất, cướp ruộng đất các làng xã, thành lập đồn điền.

3.3. Chính sách đồng hoá dân tc.

- Di dân người Hán đến ở lẫn với dân ta, bắt người Việt sửa đổi phong tục, tập quán giống như người Hán.

- Mở trường dạy học chữ Hán, truyền bá Nho giáo vào nước ta để bắt nhân ta phải phục tùng chúng và đào tạo một số quan lại phục vụ cho chính quyền đô hộ.

4. Phong trào đấu tranh ca nhân dân ta chng ách đô h phong kiến phương Bc.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TNXH tiểu học - Phần 3 - Tập 1 doc (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)