- Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của Quảng Bình gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt có những khó khăn kéo dài và ở mức độ nặng nề hơn như: biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào; thị trường thu hẹp, sức mua giảm, hàng tồn kho lớn; đầu tư công giảm, lãi suất ngân hàng còn ở mức cao, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp bị giải thể, tạm ngừng hoạt động…, nhưng nhờ sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc cụ thể hoá và triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của UBND tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Kinh tế tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện, sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay; sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng so cùng kỳ; dịch vụ phát triển, lượng khách du lịch đến Quảng Bình tăng; công tác quản lý đầu tư và xây dựng có nhiều tiến bộ, một số công trình trọng điểm của tỉnh được tập trung chỉ đạo đảm bảo đúng tiến độ khởi công và hoàn thành; thu ngân sách trên địa bàn hoàn thành dự toán; các lĩnh vực văn hóa, xã hội có những chuyển biến tích cực; công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn từng bước được cải thiện; cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh; quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy v y, ậ nh ng n m g n đâyữ ă ầ là nh ng ữ n m quá khó kh n đã nh h ng r t l n đ n ho tă ă ả ưở ấ ớ ế ạ đ ng s n xu t kinh doanh c a doanh nghi p, c a các thành ph n kinh t và đ i s ng c a nhân dân, làmộ ả ấ ủ ệ ủ ầ ế ờ ố ủ cho m t s ch tiêu tuy có t ng tr ng nh ng đ t th p so v i k ho ch, nh t là ch tiêu giá tr s nộ ố ỉ ă ưở ư ạ ấ ớ ế ạ ấ ỉ ị ả xu t công nghi p, t ng tr ng kinh t . V n hóa, xã h i tuy có chuy n bi n nh ng còn ch m, t lấ ệ ă ưở ế ă ộ ể ế ư ậ ỷ ệ h nghèo còn cao so v i bình quân chung c n c; tình hình an ninh tr t t , t n n ma túy, c b c,ộ ớ ả ướ ậ ự ệ ạ ờ ạ s đ , vi ph m lâm lu t còn di n bi n ph c t p; vi c làm, đ i s ng c a ng i nghèo, ng i có thuố ề ạ ậ ễ ế ứ ạ ệ ờ ố ủ ườ ườ nh p th p còn khó kh n.ậ ấ ă
Năm 2007 Năm 2010 Năm 2012
Quảng Bình 11,63% 8,9% 7,1%
a. Về nông nghiệp
- Trồng trọt: Trong điều kiện rét đậm, rét hại kéo dài, nhưng nhìn chung thời tiết tương đối thuận lợi, các cấp, các ngành đã tập trung, chỉ đạo và bà con nông dân nỗ lực, tích cực khắc phục, thực hiện gieo trồng, chăm bón, nên sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển. Sản xuất lúa được mùa tương đối toàn diện, năng suất, sản lượng tăng so cùng kỳ. Sản lượng lương thực năm 2007: 23,5 vạn tấn. Đến năm 2012: 28,4 tấn, là mức sản lượng cao nhất từ trước đến nay. Cây lâu năm có xu hướng phát triển khá, nhất là cây cao su (Năm 2012: 16.866,7 ha ), hồ tiêu, cây ăn quả có giá trị kinh tế; một số mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là trang trại cao su, trang trại tổng hợp.
- Chăn nuôi: Đã tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp để khôi phục nhanh và nâng cao chất lượng tổng đàn; thực hiện đa dạng các loại hình chăn nuôi, chú trọng phát triển chăn nuôi công nghiệp, trang trại và gia trại, nên tổng đàn từng bước phục hồi, chất lượng đàn được nâng lên, tỷ lệ bò lai và lợn ngoại tăng khá. Tăng cường công tác thú y, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh, kiểm soát giết mổ tập trung, kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm, đẩy mạnh công tác tiêm phòng dịch bệnh, không để dịch bệnh phát triển, lây lan.
- Lâm nghiệp: Tiếp tục chuyển đổi theo hướng lâm nghiệp xã hội. Các địa phương đơn vị đã tích cực chỉ đạo khai thác, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng. Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi triển khai kế hoạch trồng rừng và khai thác gỗ rừng trồng, gỗ rừng tự nhiên theo kế hoạch. Công tác phòng, chống cháy rừng đã được các cấp, các ngành triển khai tốt, nên đã không có vụ cháy rừng lớn nào xảy ra. Tăng cường công tác kiểm tra việc khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Đã phát hiện và tập trung chỉ đạo xử lý kịp thời các vấn đề cấp bách về quản lý, bảo vệ rừng tại Vườn QG Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Thủy sản: Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến. Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 36.800 tấn và đến năm 2012 ước đạt 56.536 tấn. Nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi và có sự hỗ trợ kịp thời theo Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bà con ngư dân đã chủ động bám biển, tích cực đẩy mạnh khai thác thủy sản, số lượng tàu có công suất lớn được đóng mới phục vụ đánh bắt vùng biển xa tăng nhanh, nên sản lượng khai thác, đánh bắt đạt khá với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phục vụ xuất khẩu. Công tác dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng nhu cầu ngư dân; công tác thông tin liên lạc, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được thực hiện tốt.
Tuy vậy, tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, thị trường tiêu thụ nông sản chưa được mở rộng và thiếu ổn định; diện tích một số loại cây trồng giảm do chậm lịch thời vụ. Tuy tổng đàn gia súc, gia cầm có tăng so cùng kỳ, nhưng không đạt kế hoạch đề ra. Sản xuất tôm giống còn chưa đáp ứng nhu cầu (năm 2012 chỉ đáp ứng 21% nhu cầu), dịch bệnh tôm còn xảy ra ở quy mô lớn,
gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất... Các mô hình chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ còn khá phổ biến nên khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Tình hình vi phạm lâm luật, xâm hại rừng và đất rừng trái phép vẫn còn xảy ra. Một số địa phương còn lúng túng, chưa quyết liệt trong triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới; một số nơi vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực của nhà nước, chưa nhận thức rõ vai trò chủ thể của người dân, cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới; chất lượng các đồ án, đề án quy hoạch nông thôn mới chưa cao, nhiều địa phương chưa chủ động, thiếu quyết liệt thực hiện các tiêu chí theo lộ trình đề ra. Kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác phát triển còn chậm.
b. Về công nghiệp
Những năm qua, sản xuất công nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả, kịp thời các chính sách, giải pháp điều hành của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; làm việc cụ thể với các doanh nghiệp, chỉ đạo các ngành từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp như: ưu tiên cấp mỏ thuộc thẩm quyền của tỉnh để kịp thời đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, ưu tiên nguồn cung ứng điện ổn định cho các cơ sở sản xuất, đề nghị các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cơ cấu lại các khoản nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất cho vay; động viên, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường, giảm chi phí, cơ cấu lại sản xuất... Nhờ vậy, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng là 9,1%. Đây là một sự nỗ lực, cố gắng lớn của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Một số sản phẩm có mức tăng khá như: clinke, gạch lát ceramic, nước máy... Lĩnh vực TTCN và ngành nghề nông thôn mặc dù còn gặp nhiều khó
khăn, nhưng vẫn có tăng trưởng và tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp rất khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn, đặc biệt là sản xuất xi măng, giấy kraft, làm cho tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt thấp so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là tình hình kinh tế trong nước và thế giới khó khăn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp; Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công; giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; các doanh
nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng... Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, thậm chí ngừng sản xuất.
c. Các ngành dịch vụ
Hoạt động thương mại nội địa năm 2012 tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 14.150 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ. Mạng lưới dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển; các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách được cung ứng đầy đủ, kịp thời. Công tác quản lý thị trường, giá cả được tăng cường, ngăn chặn được tệ nạn đầu cơ gây khan hiếm hàng hóa giả tạo, tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng. Đã thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhất là đối với các sản phẩm sản xuất trong tỉnh. Tổ chức thành công Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam - Lào - Thái Lan, là Hội chợ có quy mô, chủng loại đa dạng và chất lượng sản phẩm tốt
nhất từ trước đến nay.
Xuất, nhập khẩu:
- Xuất khẩu: Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2012 giảm so cùng kỳ.Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 125,6 triệu USD, giảm 22,8% so cùng kỳ, bằng 83,7% kế hoạch. Nguyên nhân là do thị trường đầu ra khó khăn, giá cả một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh, đặc biệt là mặt hàng cao su.
- Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu đạt 37 triệu USD, bằng 92,3% so cùng kỳ và bằng 92,5% kế hoạch. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu, 99,8% là nhập khẩu trực tiếp, đều thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, 100% là tư liệu sản xuất.
Hoạt động du lịch được quan tâm đẩy mạnh, các hoạt động lễ hội được tổ chức sôi nổi, rộng khắp nhằm hưởng ứng “Năm du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012”; mạng lưới cơ sở lưu trú phát triển khá, chất lượng phục vụ được nâng lên; các tuyến du lịch mới đưa vào khai thác có hiệu quả... đã góp phần thu hút khách du lịch đến Quảng Bình. Năm 2012, có 1.046,1 ngàn lượt khách du lịch đến Quảng Bình, tăng 8,0% so cùng kỳ. Đáng ghi nhận là lượng khách lữ hành tăng cao, tăng 30,7% so cùng kỳ, đạt 479,6 nghìn lượt khách, trong đó lượt khách quốc tế 12 ngàn lượt khách, tăng 3,8% so cùng kỳ, điều này cho thấy các doanh nghiệp du
lịch lữ hành đã quan tâm đến thị trường du lịch Quảng Bình. Dự ước doanh thu khách sạn, nhà hàng, du lịch đạt 1.175,2 tỷ đồng, tăng 18,4% so cùng kỳ.
Các loại hình dịch vụ khác: Hoạt động vận tải có nhiều tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân, đặc biệt là vận tải biển, cảng biển và hàng không tiếp tục khai thác, phát huy hiệu quả. Các loại hình dịch vụ khác như: bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khám chữa bệnh, khoa học và công nghệ, tư vấn pháp luật... tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng 10% so cùng kỳ. Nhờ các chính sách của Nhà nước và triển khai các giải pháp tăng cường quản lý chặt
chẽ của các cấp, các ngành đã góp phần ổn định và làm lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, ổn định thị trường kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Tuy vậy, giá cả hàng hoá tăng đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp; thị trường xuất khẩu khó khăn, giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh, giá trị kim ngạch xuất khẩu không đạt kế hoạch đề ra; lượng khách du lịch đến Quảng Bình tăng, nhưng hạ tầng, cơ sở lưu trú, dịch vụ, chất lượng phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu; việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của tỉnh còn yếu, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lĩnh vực du lịch còn thấp.
d. Xây dựng cơ bản
Năm 2012, tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đã thực hiện giao kế hoạch vốn kịp thời, bố trí vốn tập trung, ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm. Năm 2012, mặc dù gặp khó khăn về nguồn vốn nhưng tỉnh đã tăng cường huy động, tạo nguồn thu từ quỹ đất và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương. Trong năm, Trung ương đã bổ sung 381,6 tỷ đồng cho ngân sách địa phương để đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm, công trình sạt lở, lũ quét, đường cứu hộ cứu nạn... Đã thực hiện cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ một số công trình, dự án chưa cân đối được nguồn vốn; đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn Trung ương đang triển khai thực hiện nhưng Trung Ương không bố trí đủ vốn thì
chuyển hình thức đầu tư, thực hiện phân kỳ đầu tư hoặc tạm dừng tại điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Kiên quyết không điều chỉnh quy mô, bổ sung các hạng mục so với quyết định phê duyệt dự án ban đầu. Tăng cường công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; thường xuyên tổ chức kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các dự án. Việc tạm ứng vốn được chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ hơn, hạn chế nợ đọng xây dựng cơ bản. Công tác giám sát đầu tư được tăng cường, đã tổ chức nhiều đợt giám sát đối với các chương trình, dự án. Dự ước vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 thực hiện đạt 4.213 tỷ đồng, tăng 8,1% so cùng kỳ.
Tuy vậy, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số công trình, dự án vẫn còn chậm; năng lực của các đơn vị tư vấn trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn yếu; một số chủ đầu tư thiếu trách nhiệm, năng lực yếu; một số đơn vị thi công có năng lực tài chính yếu, trong khi Chính phủ quy định chặt chẽ hơn về tạm ứng và giải ngân vốn đầu tư đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được các chủ đầu tư quan tâm thực hiện.
e. Quốc phòng, an ninh
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững. Công tác quân sự - quốc phòng được chú trọng đẩy mạnh thực hiện toàn diện, lực lượng vũ trang duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu. Phối hợp các lực lượng nắm chắc tình hình trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành tốt các nội dung huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị cho các đối tượng theo quy định. Đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ chủ chốt các cấp. Hoàn thành tốt các cuộc diễn tập theo đúng kế hoạch đề ra. Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền biên giới, an ninh trật tự 2 tuyến biên giới; đã tích cực ngăn chặn xử lý kịp thời các hoạt động vi phạm chủ quyền biên giới trên biển. Thực hiện công tác đối ngoại biên phòng để giải quyết các vấn đề liên quan về biên giới. Phối hợp với các ngành thực hiện dự án tăng