Kết quả đăng ký

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 64 - 67)

- Đất ở tại nông thôn cấp 9093 giấy chứng nhận với diện tích 724,4 ha; Đất ở đô thị cấp 2608 giấy chứng nhận với diện tích 271,3 ha;

2.5.5.Kết quả đăng ký

Việc thực hiện ở trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế:

- Kết quả cấp Giấy chứng nhận một số loại đất của cả tỉnh còn đạt thấp so với yêu cầu của Quốc Hội. (đất chuyên dùng đạt 82,29%, đất ở tại đô thị đạt 93,36, đất ở tại nông thôn đạt 92,37%).Việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất ở tình Quảng Bình chưa thực hiện đáng kể. Tiến độ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ở tại địa bàn tỉnh còn rất chậm so với tiến độ đo vẽ hồ sơ địa chính. Quảng Bình trong 5 năm qua hoàn thành khối lượng lớn đo đạc lập bản đồ địa chính, nhưng kết quả cấp Giấy chứng nhận tăng không nhiều.

- Việc triển khai thực hiện dự án tổng thể dàn trải quá nhiều huyện, mỗi huyện một vài xã, trong điều kiện năng lực thực hiện và kinh phí dầu tư của địa phương còn hạn chế, dẫn đến việc thực hiện kéo dài nhiều năm mà không hoàn thành được việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng hồ sơ địa chính phục vụ cho quản lý; ảnh

hưởng đến chất lượng sản phẩm do vượt quá khả năng quản lý, hướng dẫn kiểm tra chất lượng của STNMT.

- Chưa tổ chức thực hiện đồng bộ việc đo đạc lập bản đồ địa chính gắn với việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính. Còn tình trạng thuê đơn vị tư vấn thực hiện riêng việc đo vẽ bản đồ địa chính rồi bàn giao cho huyển, xã tự tổ chức đăng ký, cấp Giấy chứng nhận (nếu có kinh phí), dẫn đến tình trạng bản đồ xong nhiều năm không được đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện ở nhiều địa phương chưa có sự lồng ghép giữa việc đo đạc bản đồ với kê khai đăng ký; chưa lồng ghép giữa việc xét duyệt đơn của cấp xã với cấp huyện, làm cho thời gian thực hiện mỗi xã bị kéo dài.

- Chất lượng bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính qua kiểm tra còn một số hạn chế, nhất là bản đồ địa chính đất lâm nghiệp, tồn tại phổ biến. Về bản đồ địa chính tiếp biên giữa các loại tỷ lệ còn sai lệch; bản đồ số khi phân tách các lớp còn nhiều thửa đất và các đối tượng khác không khép kín ranh giới; thiếu các lớp thông tin về điểm khống chế các cấp, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, các đối tượng kinh tế, xã hội; hồ sơ đăng ký thường có nội dung xét duyệt của UBND cấp xã và VPĐKQSDĐ chưa đầy đủ, không chặt chẽ; nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa hộ gia đình và cá nhân trong hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ chuyển quyền; hồ sơ đăng ký đối với trường hợp biến động có nhiều loại giấy tờ chưa đúng quy định; một số địa phương lập sổ mục kê thể hiện tên chủ sử dụng đất, chủ quản lý đất không đầy đủ, chưa đúng quy định; sổ địa chính vẫn còn thiếu thông tin (như ngày vào sổ, số Giấy chứng nhận….), thậm chí in cả các chủ chưa đăng ký, chưa cấp Giấy chứng nhận; Giấy chứng nhận còn nhiều trường hợp ở một số địa phương chưa viết đúng quy định, không được sao lưu theo thể thức, Giấy chứng nhận thu hồi chưa đóng dấu xác nhận thu hồi.

- Chất lượng kiểm tra, nghiệm thu của chủ đầu tư và các đơn vị thi công qua kiểm tra còn hạn chế: kiểm tra chưa đầy đủ, mang tình hình thức, hồ sơ kiểm tra chưa thống nhất, thể hiện năng lực và trách nhiệm của đơn vị kiểm tra chưa cao.

- Việc cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính chưa thực hiện đầy đủ, thường xuyên, đồng bộ ở các cấp theo quy định.

- Việc theo dõi, quản lý, cập nhật thông tin về tình hình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính còn bất cập: chưa nắm được tình hình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính trong tỉnh.

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở phần lớn các địa phương vẫn còn hạn chế: nội dưng dữ liệu chưa theo chuẩn, chưa quét Giấy chứng nhận đã cấp, phần mên sử dụng ở nhiều địa phương không thống nhất, đặc biệt chưa vận hành, khai thác sử dụng có hiệu quả và không được cập nhật thường xuyên, nguyên nhân do không đầu tư đồng bộ về thiết bị, đường chuyền, chưa có tổ chức bộ máy vận hành phù hợp và chưa xây dựng được quy chế quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính.

- Việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận ở một số địa phương còn bất cập: Một số VPĐKQSDĐ không phân công cán bộ chuyên trách quản lý phôi, không bảo quản phôi Giấy chứng nhận trong kho, tủ, không lập sổ sách theo dõi tình hình sử dụng phôi Giấy chứng nhận hàng ngày, đã để xảy ra hiện tượng mất phôi và dẫn đến gian lận trong Giấy chứng nhận. Nhiều địa phương không thực hiện đăng ký hoặc đăng ký nhu cầu sử dụng phôi Giấy chứng nhận chưa sát thực tế, gây khó khăn, lúng túng, chậm trễ trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức in phát hành phôi Giấy chứng nhận hàng năm của Tổng cụ Quản lý đất đai.

- Nhiều địa phương vẫn chưa coi trọng việc cải cách thủ tục hành chính khi giải quyết cấp giấy chứng nhận, vẫn còn tình trạng gây phiền hà cho người sử dụng đất khi làm thủ tục cấy giấy chứng nhận như yêu cầu người dân phải nộp thêm các loại giấy tờ ngoài quy định hoặc phải tự mang hồ sơ đến từng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và không xem xét cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp sử dụng đất thuộc phạm vi quy hoạch, đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình mà không thuộc trường hợp phải thu hồi đất; thậm chí có nơi vẫn yêu cầu người dân phải xin xác nhận của những người liền kề về ranh giới sử dụng đất; nhận và trả kết quả hồ sơ không đúng địa chỉ quy định; nhận hồ sơ không bảo đảm yêu cầu, gây phiền hà

cho người dân hoặc phải giải quyết thủ tục gượng ép thiếu chặt chẽ về pháp lý; cá biệt có nơi còn đòi hỏi phải có hộ khẩu thường trú mới xem xét cấp giấy chứng nhận.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 64 - 67)