- Đất ở tại nông thôn cấp 9093 giấy chứng nhận với diện tích 724,4 ha; Đất ở đô thị cấp 2608 giấy chứng nhận với diện tích 271,3 ha;
2.5.2. Về thủ tục đăng kýquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất
trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng được tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, trong các VPDDKQSDĐ các cấp có số cán bộ, viên chức thực hiện công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận có trình độ chuyên môn được đào tạo không đúng chuyên ngành quản lý đất đai. Chính điều đó tạo ra sự khó khăn bước đầu trong việc thực hiện công tác đăng ký.
- Vẫn còn một số cán bộ, viên chức nghiên cứu, áp dụng các cơ sở pháp lý chưa đúng dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình thực hiện công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
- Sự thoái hóa biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và viên chức được giao nhiều trọng trách do công tác cán bộ còn thiếu, thực hiện toàn bộ các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, từ kiểm kê, thống kê, định giá đất đến đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dẫn đến nhiều cán bộ còn nặng tư tưởng bao cấp coi mình là kẻ có quyền, coi người dân là đối tượng quản lý dẫn đến tư tưởng hách dịch cửa quyền, coi công việc mình đang thực hiện để phục vụ mục đích trục lợi.
- Đội ngũ cán bộ ở địa phương do phân cấp chức năng nhiệm vụ các địa phương không được chủ động trong định hướng đào tạo, hơn nữa cán bộ ở cấp xã nơi vùng sâu, vùng xa còn trình độ chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học không đủ trình độ để đi đào tạo lại hoặc nếu được cử đi đào tạo thì lại được về đơn vị cấp trên, dẫn đến tình trạng trình độ cán bộ cấp xã vẫn không được cải thiện.
2.5.2. Về thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất gắn liền với đất
Thứ nhất, Theo quy định, thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất được thực hiện tại VPĐKQSDĐ là một hoạt động dịch vụ công, tuy nhiên xem xét hoạt động đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất chúng ta thấy chức năng đăng ký vấn chưa tách khỏi chức năng quản lý. Cơ quan hành chính vẫn tham
gia có tính chất quyết định đối với hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Thực chất, trong hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, VPĐKQSDĐ chỉ có chức năng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ địa chính đang lưu giữ, ghi nhận và sau đó chuyển hồ sơ lên cơ quan tài nguyên và môi trường có thẩm quyền quyết định. Quyền quyết định thuộc về cơ quan tài nguyên môi trường đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Sau khi được cơ quan tài nguyên môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, VPĐKQSDĐ chính thức lưu giữ vào hồ sơ địa chính. Trong trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đã được xác lập bởi cơ quan địa chính nhưng có biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì những biến động này cũng được quyết định bởi cơ quan tài nguyên và môi trường, VPĐKQSDĐ sẽ chỉnh lý hoặc ghi nhận vào hồ sơ địa chính khi đã có quyết định của cơ quan tài nguyên môi trường.
Chính quyền hạn của VPĐKQSDĐ bị hạn chế hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất bị hành chính hóa dẫn đến tâm lý e ngại của người dân khi thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
Thứ hai, Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đã được quy định cụ thể cho từng trường hợp đăng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất ban đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Nhưng thực tế thì thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất chỉ tập trung vào trường hợp đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Vẫn còn những thông tin quan trọng đối với việc khai thác, sử dụng đất chưa được đăng ký, ghi nhận như quyền sử dụng đất đang bị kê biên, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề giữa các thửa đất liền kề với nhau hiện vẫn chưa
có các quy định về việc đăng ký. Từ những điều này dẫn đến người sử dụng đất không nhận thức đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của mình dẫn đến những tranh chấp của những bất động sản liền kề mà chính quyền không thể giải quyết triệt để dẫn đến khiếu kiện kéo dài.