Về công tác nâng cao ý thực pháp luật về đất đai của các đối tượng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 77 - 78)

- Đất ở tại nông thôn cấp 9093 giấy chứng nhận với diện tích 724,4 ha; Đất ở đô thị cấp 2608 giấy chứng nhận với diện tích 271,3 ha;

3.2.2.Về công tác nâng cao ý thực pháp luật về đất đai của các đối tượng sử dụng đất

sản khác gắn liền với đất còn cao so mức thu nhập của người dân, khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vẫn không có tiền để thanh toán. Nhà nước cần ban hành chính sách tài chính phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, bảo đảm tính công bằng cho mọi thành viên trong xã hội.

Các chính sách ban hành cần phải quy định rõ việc phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan đến công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Bên cạnh đó, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp, các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, thiếu khả thi. Chính vì vậy, Chính Phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các cấp cần phải rà soát lại văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cũng như đăng ký biến động đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Văn bản nào chưa phù hợp với tình hình thực tiễn thì kịp thời điều chỉnh, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp, nhằm nâng cao tình hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi pháp luật đất đai. Xây dựng các văn bản phối hợp giữa các ngành Tài nguyên và Môi trường, xây dựng, nông nghiệp về việc phối hợp các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đối với quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và cần có văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các VPĐKQSDĐ khi thực thi các nhiệm vụ này.

3.2.2. Về công tác nâng cao ý thực pháp luật về đất đai của các đối tượng sử dụng đất sử dụng đất

Hiện nay ý thức pháp luật của cán bộ công chức, viên chức và nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý và sử dụng đất đai còn hạn chế làm anh hưởng tới quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là trong lĩnh vực đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở

hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó phải nâng cao ý thức pháp luật đất đai cho các chủ thể này.

Việc nâng cao ý thức pháp luật đất đai của các cán bộ quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng đất có tác dụng tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, đảm bảo các quy phạm pháp luật đất đai được thực hiện tốt hơn từ giai đoạn ban hành quy phạm pháp luật đất đai cho tới lúc áp dụng các quy phạm pháp luật này.

Để nâng cao ý thức pháp luật đất đai, đảm bảo cho ý thức pháp luật đất đai trở thành nhân tố tác động có hiêu quả tới công tác quản lý thì cần phải tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai cho toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một biện pháp rất ưu việt vì nó có ưu thế về mặt không gian, thời gian và liên tục, đưa pháp luật đất đai đến các đối tượng trong xã hội làm cho mọi người hiểu sâu sắc pháp luật đất đai, các nghị định của Chính Phủ, các quy định quản lý của đất đai, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất từ đó làm cho người sử dụng đất nhận thức rõ được vai trò quan trọng của pháp luật đất đai trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của họ.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn pháp luật đất đai trong các trường đại học. Với biện pháp này sẽ chuyển tải một lượng lớn kiến thức về pháp luật đất đai cho sinh viên, làm cho họ hiểu được cả chiều rộng cũng như chiều sâu của pháp luật đất đai. Đây là biện pháp có tình chất chiến lược để nâng cao ý thức pháp luật đất đai bởi sinh viên là những cán bô tương lai của đất nước.

Mặt khác để nâng cao ý thức pháp luật đất đai, góp phần quản lý đất đai có hiệu quả thì cũng phải đổi mới và tăng cường công tác hòa giải các vụ tranh chấp đất đai ở cấp xã phường thị trấn. Bởi vì thông qua hòa giải mà cán bộ hòa giải đã vận dụng các quy phạm pháp luật đất đai để thuyết phục phân tích đúng sai. Trên cơ sở đó làm cho người sử dụng đất hiểu sâu hơn và có thái độ đúng đắn đối với pháp luật đất đai từ đó nâng cao ý thức pháp luật đất đai của họ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 77 - 78)