Hoạt động huy động vốn (Phụ lục 2)

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải vân (Trang 55 - 59)

VÀ PHÁT TRIỂN HẢI VÂN

2.2.1 Hoạt động huy động vốn (Phụ lục 2)

Năm 2011, huy động vốn cuối kỳ tại chi nhánh đạt 847 tỷ đồng, đạt 128,5% kế hoạch BIDV giao, chiếm 2,3% thị phần huy động vốn của thành phố. Huy động vốn cuối kỳ tăng mạnh chủ yếu vào những ngày cuối năm,

một số doanh nghiệp tăng cường công tác thu hồi công nợ và nhận nguồn vốn ứng trước từ phía chủ đầu tư nên sự tăng trưởng chỉ mang tính thời điểm. Nguồn vốn huy động bình quân chỉ đạt 518 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch BIDV giao. Sự chênh lệch giữa nguồn vốn huy động cuối kỳ và nguồn vốn huy động bình quân cho thấy sự không ổn định trong công tác huy động vốn.

Trong năm 2011 đã có sự dịch chuyển về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, theo hướng tăng dần tỷ trọng huy động vốn dân cư. Đây là cơ sở để ổn định và phát triển nguồn vốn huy động.

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tập trung ở một số khách hàng: Công ty TNHH SilverShores Hoàng Đạt, Tổng Công ty Điện Lực Miền Trung, Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng…

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân hàng năm)

Hình 2.4. Tình hình số dư huy động vốn theo thành phần kinh tế của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân từ năm 2009-2011

Tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân, công tác huy động vốn từ dân cư được xác định đóng vai trò nền tảng và chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân (chiếm tỷ trong từ 49% tổng nguồn vốn huy động năm 2011). Theo số liệu thống kê đến thời điểm ngày 31/12/2011 có 6.456 khách hàng là cá nhân và 784 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn thanh

toán tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân. Lượng khách hàng này đã mang lại cho Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân khoản huy động vốn 415 tỷ đồng vào năm 2011.

Năm 2011, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 49% trong tổng số dư nguồn vốn huy động; 02 tháng đầu năm 2012 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 394 tỷ cũng chiếm 47% trong tổng số dư nguồn vốn huy động. Năm 2011 huy động vốn từ dân cư là 415 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2010, tăng tuyệt đối 179 tỷ đồng. Nếu xét về địa bàn hoạt động của Chi nhánh chủ yếu trên địa bàn quận Liên Chiểu và Thanh Khê có mức thu nhập bình quân đầu người thấp so với mặt bằng chung của Thành phố, Chi nhánh tích cực chuyển trọng tâm huy động nguồn tiết kiệm từ dân cư bởi cho thấy đây là nguồn vốn ổn định, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra BIDV Hải Vân còn chú trọng đến công tác huy động vốn ở hai đầu đất nước, chú trọng đến mối quan hệ của các cán bộ công nhân viên ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để thu hút nguồn huy động cho Chi nhánh.

Năm 2011, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 142 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng còn khiêm tốn, bình quân 17% trên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các kỳ.

Qua phân tích huy động vốn theo thành phần kinh tế của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân thời gian từ năm 2009 đến năm 2011 cho thấy tỷ trọng huy động vốn của Chi nhánh tập trung ở tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp lớn, nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự ổn định qua các năm nhưng tỷ trọng thấp và có sự giảm sút trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh.

Tốc độ tăng huy động vốn năm 2011 tăng cao hơn so với tốc độ tăng huy động vốn năm 2009 và năm 2011. Tuy nhiên nguồn vốn huy động chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu vốn cho vay của Chi nhánh. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho

vay khách hàng là nhờ vào sự điều tiết hỗ trợ vốn từ BIDV. Tổng nguồn vốn BIDV đã điều chuyển về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân đến ngày 31/12/2011 là 1.838 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 81% tổng nguồn vốn cho vay. Tốc độ tăng huy động vốn của Chi nhánh năm 2011 là 36%, cao hơn so với mức bình quân chung của toàn ngành trên địa bàn thành phố là 4%.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng huy động toàn ngành ngân hàng trên địa bàn thành phố. Trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước quy định áp dụng trần lãi suất huy động 14%năm. Để đảm bảo tính cạnh tranh và đáp ứng khả năng thanh khoản, các NHTM đã đẩy lãi suất thực gửi cao hơn lãi suất trần huy động bình quân từ 4-5%. Do vậy trong những tháng cuối năm 2011, cơ cấu nguồn vốn có sự dịch chuyển từ nhóm NHTM nhà nước sang nhóm NHTM cổ phần.

Lãi suất huy động vốn liên tục tăng trong thời gian ngắn (tăng 150% so với cuối năm 2008; đến 30/12/2011 là 18%/năm) đã làm cho tâm lý người gửi không muốn gửi kỳ hạn dài. Vì vậy nguồn vốn trung dài hạn chuyển dần sang nguồn vốn ngắn hạn, các kỳ hạn ưa chuộng là kỳ hạn từ 1 hoặc 3 tháng trở xuống (chiếm 98% trong tổng nguồn vốn huy trong năm 2011).

Tuy nhiên phần lớn các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để giữ thị phần. Mức lãi suất huy động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân thời điểm hiện nay vẫn thấp hơn các NHTMCP trên địa bàn nhưng nguồn vốn huy động vẫn đảm bảo ổn định.

Có được những kết quả như trên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân đã áp dụng những biện pháp chính sách cụ thể như: lãi suất nhạy bén, chính sách khách hàng, phong cách phục vụ...bên cạnh đó Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện chương trình huy động vốn theo chỉ đạo của BIDV. Chi nhánh luôn quán triệt tư tưởng của cán bộ công nhân viên ngân

hàng xem trọng công tác huy động vốn, đồng thời đa dạng hoá các công cụ và hình thức huy động vốn mới nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tăng thêm nguồn vốn huy động để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt Ban giám đốc rất chú trọng đến công tác huy động vốn ở 2 đầu đất nước, do khách hàng 2 đầu đất nước là những khách hàng lớn nên Ban giám đốc cũng quán triệt đến tất cả các cán bộ công nhân viên có mối quan hệ của mình chủ động tiếp cận khách hàng về gửi tiết kiệm tại Chi nhánh.

Ngoài ra, hàng năm Chi nhánh luôn tổ chức Hội nghị khách hàng, lắng nghe phản hồi từ phía khách hàng thông qua hội nghị hoặc lập phiếu thăm dò ý kiến khách hàng, hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình kinh doanh làm cho khách hàng gắn bó với chi nhánh hơn và đặc biệt là rất coi trọng việc chăm sóc khách hàng nhân các ngày lễ lớn, sinh nhật...nhằm tạo cho khách hàng cảm giác quen thuộc và an tâm đối với Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải vân (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w