Kiến nghị đối với các cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải vân (Trang 120 - 123)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

3.4.1Kiến nghị đối với các cơ quan liên quan

3.4.1.1 Đối với Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành

- Trong hoạch định chính sách, không những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng thắc chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các NHTM.

- Nhà nước cần quy định bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán kiểm toán, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, vì đây là căn cứ quan trọng để Ngân hàng xem xét, đánh giá khách hàng cũng như tăng cường công tác quản lý giám sát việc chấp hành các chính sách đó.

- Cần ban hành các quy định mang tính chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập Công ty kiểm toán và trách nhiệm của Công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên về tính chính xác, trung thực của các báo cáo kiểm toán.

- Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ. Hiện tại thì việc xử lý thu hồi nợ còn mất nhiều thời gian và qua nhiều khâu đoạn, do:

+ Công tác thi hành án còn chậm. Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng. Nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thi hành án với nhiều lý do như bản án chưa rõ ràng, hoặc lý do khác. Những trường hợp đó, ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án làm việc lại với Toà án. Thời gian chờ đợi này thường kéo dài hàng tháng thậm chí nửa năm ngân hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án.

+ Để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ các tài sản đảm bảo.

- Để hoạt động cung cấp thông tin tín dụng hiệu quả hơn, Nhà nước cũng nên tiến hành xem xét việc cho thành lập các tổ chức xếp hạng doanh nghiệp và các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, giúp Ngân hàng có đánh giá chính xác, khách quan hơn trong quá trình ra quyết định cho vay. Qua đó, đây cũng là cơ hội tận dụng kinh nghiệm, công nghệ, trình độ quản lý từ các công ty xếp hạng trong và ngoài nước.

3.4.1.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN

Nâng cao hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng của NHNN bằng cách áp dụng các biện pháp như sau:

- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dụng thanh tra phải cải tiến để đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của Ngân hàng.

- Sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt dẫn đến tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng giữa các Ngân hàng như hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro cho vay tăng cao. Vì vậy, NHNN cần có sự kiểm tra, giám sát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

- NHNN cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giám sát Ngân hàng, đảm bảo đủ số lượng và năng lực, kiến thức về hoạt động Ngân hàng, pháp luật, đảm bảo phẩm chất đạo đức cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- NHNN cần phải kiểm tra và giám sát chặt chẽ hơn nữa việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro một cách chính xác đối với tất cả các khách hàng vì nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với các NH khác.

Trong việc hoàn thiện khuôn khổ, quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát, NHNN nên xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro cụ thể, rõ ràng và thiết lập một hệ thống giám sát có khả hơn nnăng cảnh báo rủi ro cho các Ngân hàng.

 Cải thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng phải được cập nhật thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu về tính kịp thời của các Ngân hàng, đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. CIC cần có những quy định chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin tín dụng là mang tính bắt buộc với các Ngân hàng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, CIC có thể tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu tín dụng tập trung, hoàn chỉnh, đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó, CIC nên đa dạng hóa hơn nữa nguồn thông tin đáng tin cậy từ các cơ quan thuế, phòng thương mại, hiệp hội các ngành nghề...

Mặt khác, những thông tin mà CIC cung cấp cần phải chi tiết hơn nữa về vấn đề phát sinh nợ quá hạn của khách hàng trong quá khứ, lịch sử khách hàng vay, những thông tin liên quan đến ý chí trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, CIC tiến hành hơn nữa sự phân tích, tổng hợp thông tin từ kho dữ liệu của mình để cho ra các sản phẩm mang tính thẩm định, cảnh báo hơn là những thông tin về thống kê, mô tả. Có như vậy, công tác thẩm định đối với đối tượng vay vốn và quản trị rủi ro của Ngân hàng mới đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải vân (Trang 120 - 123)