Kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải vân (Trang 82 - 87)

a. DNNN Triệu đồng 99.096 00 b DN ngoài quốc doanhTriệu đồng2.4157.4664.528 3

2.3.5Kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng

2.3.5.1 Kiểm soát rủi ro

Hiện tại, Chi nhánh đang sử dụng các biện pháp để kiểm soát rủi ro tín dụng, các biện pháp này có thể được xem là tiêu chí để đánh giá năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro tín dụng như sau:

-Kiểm soát nguồn rủi ro :

+Đối với rủi ro từ khách hàng: Chi nhánh thu thập và cập nhật thông tin đối với mỗi đối tượng khách hàng bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính, khả năng cạnh tranh, lợi thế kinh doanh và tình hình tài sản đảm bảo. Nguồn thông tin có được từ khách hàng cung cấp, cơ quan chủ quản nhà nước, trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước, báo đài, internet… và các thông tin lưu trữ tại Chi nhánh. Qua đó giúp cho CBTD có thể phát hiện những nguy cơ có thể gây ra rủi ro và đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời trong việc cấp tín dụng. Tuy nhiên việc thu thập, phân tích đánh giá thông tin phục vụ cho việc cảnh báo rủi ro tùy thuộc vào kỹ năng phân tích, sự nhận định và khả năng dự báo của CBTD và cán bộ quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, việc kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng tập trung chủ yếu vào các bước kiểm trả trước và trong khi cho vay, còn đối với kiểm tra sau khi cho vay được thực hiện nhưng chưa thường xuyên và chặt chẽ. Đối với việc xử lý vi phạm của khách hàng căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm tra tùy theo mức độ vi phạm để xử lý như: thu hồi nợ trước hạn, hạn chế cho vay để giảm dần dư nợ và biện pháp cuối cùng chấm dứt cho vay.

+ Đối với nguồn rủi ro từ nhân viên: Chi nhánh thực hiện tuyển dụng nhân viên theo quy định của BIDV, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới và các đợt tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn khi có sự thay đổi, bổ sung trong các quy định, quy trình nghiệp vụ cũng như các chính sách của BIDV. Ngoài ra, Chi nhánh khen thưởng, trả tiền lương phù hợp với trình độ, năng lực cũng như hiệu quả công việc đem lại. Tuy đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có tuổi đời trẻ, trình độ đại học nhưng kinh nghiệm thực tế còn thiếu cho nên không thể nắm bắt toàn bộ hoạt động của khách hàng để kiểm soát các khoản vay một cách đầy đủ và chặt chẽ. Đây là thực trạng và bài toán khó tại Chi nhánh. Đến nay, Chi nhánh chưa để xảy ra hiện tượng rủi ro về đạo đức của cán bộ Ngân hàng gây thất thoát vốn.

+ Công tác kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện một cách thường xuyên, chất lượng chưa cao, dự báo, cảnh báo sớm đối với các rủi ro còn bị động. Công tác kiểm soát nội bộ chỉ mới dừng lại ở mức độ là phát hiện, xử lý vụ việc khi xảy ra rủi ro.

- Các biện pháp để hạn chế rủi ro và giảm thiểu tổn thất

+ Tuân theo đúng quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay tại Chi nhánh. + Thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay: Chi nhánh áp dụng các biện pháp thế chấp, cầm cố, ký quỹ bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ 3, tài sản hình thành từ vốn vay. Thời gian qua, Chi nhánh thường áp dụng định giá tài sản đảm bảo theo đơn giá của Nhà nước hoặc định giá của các đơn vị có chức năng thẩm định giá. Tuy nhiên, việc thẩm định giá tài sản đảm bảo tại Chi nhánh chủ yếu dựa vào kết quả định giá của CBTD, chưa có bộ phận định giá mang tính độc lập, khách quan.

- Phân tán rủi ro: Chi nhánh hiện đang thực hiện đa dạng hóa cho vay theo thành phần kinh tế, lĩnh vực ngành nghề, tập trung cho vay ngắn hạn và đặc biệt ưu tiên phục vụ tín dụng bán lẽ. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay tại Chi nhánh là dư nợ cho vay đối với ngành kinh doanh bất động sản chiếm trên 70% trên tổng

dư nợ. Một khi ngành này gặp biến động, chựng lại thì hậu quả xảy ra rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Vì vây, việc phân tán rủi ro chưa hiệu quả, cho vay tập trung quá nhiều vào một vài ngành, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lớn.

2.3.5.2 Tài trợ rủi ro

Cho vay đồng tài trợ với các NH khác:

BIDV Hải Vân vẫn còn cho vay đơn lẻ nên việc nhiều NH cùng cho vay đối với một KH có nhu cầu vốn lớn điều này giúp kiểm soát tài trợ RRTD hiệu quả hơn. Nếu rủi ro xảy ra thì các NH cùng nhau giải quyết, các NH nhỏ tránh được những tổn thất lớn. Việc sử dụng hình thức tài trợ này không mấy khó khăn cần nhiều điều kiện chủ yếu phụ thuộc vào thoả thuận giữa các NH với nhau. Đơn cử như dự án khu du lịch và giải trí quốc tế của Công ty TNHH Silver Shores Hoàng Đạt với vốn đầu tư lớn thì Chi nhánh cũng đã san sẻ với các Chi nhánh khác cùng cho vay để giảm thiểu rủi ro.

Mua bảo hiểm cho các khoản cho vay:

Mua bảo hiểm cho các khoản cho vay theo đó người nhận bảo hiểm cam kết bồi thường khi khoản vay không được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn bởi những rủi ro nằm trong đối tượng bảo hiểm của công ty bảo hiểm.

Hiện nay thì BIDV đã có công ty bảo hiểm BIC trực thuộc BIDV nên khi triển khai các dự án BIDV Hải Vân đều thỏa thuận với các khách hàng vay vốn mua bảo hiểm tại BIC nhằm giảm thiểu rủi ro.

- Chuyển giao rủi ro cho công ty khai thác và xử lý nợ (Asset Management Company- AMC)

Hiện nay BIDV Hải Vân chỉ mới thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng theo Quyết định 493, chưa thành lập AMC nhằm xử lý các khoản vay có vấn đề. Như vậy việc thành lập AMC là một yêu cầu rất cần thiết bởi AMC chỉ hoạt động trong lĩnh vực quản lý và xử lý các khoản vay có vấn đề và nên bổ sung những con người có chuyên môn, kinh nghiệm và những kỹ năng về bất động sản, về thanh lý, cơ cấu lại nợ các lĩnh vực, ngành khác

nhau. Nhờ AMC mà tạo điều kiện cho các khoản vay có vấn đề của BIDV Hải Vân được giải quyết hiệu quả hơn, phòng tín dụng không phải tự thực hiện các hồ sơ thủ tục cho việc thanh lý TSĐB liên quan về mặt pháp lý do AMC có những đặc thù về mặt hoạt động mà phòng tín dụng tập trung vào việc thẩm định, quản trị RRTD từ các khâu trong quá trình cho vay.

BIDV hiện nay đang áp dụng trên toàn hệ thống thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo định kỳ thì hàng quý, Chi nhánh tổ chức đánh giá và phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro phục vụ công tác quản lý chất lượng tín dụng và đánh giá tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại nợ.

Và Chi nhánh đã thực hiện việc phân loại nợ thành 5 nhóm: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Nhóm 2: Nợ cần chú ý Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Nợ nhóm 3,4,5 được xếp là nợ xấu.

Ngoài ra, Chi nhánh còn chủ động phân các loại nợ vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau:

- Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm.

Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Chi nhánh tiến hành trích lập dự phòng rủi ro (gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung) như sau:

Dự phòng chung: 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, bao gồm cả các khoản mục cam kết ngoại bảng

Dự phòng cụ thể: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%

2.3.5.3 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết Định 493/2005/QĐ-NHNN của Chi nhánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5 Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro giai đoạn 2008- năm 2011

Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Trích lập dự phòng 10.926 9.492 27.110 24.480 2. Xử lý rủi ro 176.606 0 0 0

3. Thu hồi nợ xử lý rủi ro 38.994 40.818 0 0

4. Trích lập dự phòng/TDN(%) 1,57 % 0,87 % 1,87 % 1,17 %

(Trích nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân)

Những khoản nợ xấu, nợ khó đòi được trích lập dự phòng theo từng nhóm nợ. Thực tế cho thấy việc trích lập dự phòng quá cao là mối lo ngại của chi nhánh vì đây là những khoản rủi ro mà chính chi nhánh đã bỏ chi phí ra bù đắp ( hỗ trợ rủi ro), nếu con số này quá cao ảnh hưởng đến lợi nhuận mang lại trong kinh doanh tín dụng.

Trích lập dự phòng: Trên cơ phân loại khách hàng và tài sản đảm bảo, Chi nhánh tiến hành trích lập theo điều 7 của Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước.

- Biện pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh :

+ Tái cơ cấu nợ giúp khách hàng ổn định sản xuất, kinh doanh có nguồn trả nợ. Nếu khách hàng vẫn tiếp tục hoạt động không hiệu quả, có nguy cơ mất vốn xảy ra, Chi nhánh thực hiện khởi kiện, thanh lý tài sản để bù đắp tổn thất.

+ Các khoản nợ được xử lý rủi ro trong năm 2008 và 2009, Chi nhánh đã tiến hành bán nợ cho Công ty mua bán nợ tồn đọng và tài chính doanh nghiệp (DATC) của Bộ tài chính để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải vân (Trang 82 - 87)