Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHĐT và PT Việt Nam CN Hải Vân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải vân (Trang 62 - 64)

VÀ PHÁT TRIỂN HẢI VÂN

2.2.4Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHĐT và PT Việt Nam CN Hải Vân

Nam - CN Hải Vân

2.2.4.1 Nợ quá hạn

Qua bảng số liệu cho thấy, nợ quá hạn qua các năm có xu hướng tăng lên; năm 2008 nợ quá hạn đạt 1.063 triệu đồng, đến năm 2009 đã tăng lên 4.344 triệu đồng, tăng 3.281 triệu đồng với tốc độ tăng 308%. Nợ quá hạn cuối năm 2010 là 5.652 triệu đồng, tăng 4.589 triệu đồng so với năm 2008,

với tốc độ tăng là 432%. Đến thời điểm năm 2011, nợ quá hạn vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh nên tốc độ tăng có dấu hiệu chậm lại do Chi nhánh kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động tín dụng. Nợ quá hạn chủ yếu tập trung chủ yếu vào nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nguyên nhân nợ quá hạn nhóm 2 gia tăng là do các khoản nợ vay khách hàng chưa trả đúng hạn lãi nên chuyển thành nợ quá hạn và được đưa vào nợ nhóm 2, đối tượng khách hàng chủ yếu là cho vay tiêu dùng và hộ sản xuất kinh doanh. Nợ quá hạn nhóm 5 gia tăng qua các năm cho thấy việc quản lý các khoản vay có vấn đề chưa thật sự hiệu quả, áp dụng các biện pháp thu hồi nợ chưa quyết liệt và triệt để dẫn đến một số khách hàng chuyển nhóm từ thấp đến cao, nợ quá hạn kéo dài.

Bảng 2.2 Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thực hiện % so 2008 Thực hiện % so 2009 Thực hiện % so 2010 1.Tổng nợ quá hạn 1.063 4.344 309 5.652 30 5.824 3 2. Phân theo nhóm nợ 1.063 4.344 309 5.652 30 5.824 3 - Nhóm 2 220 1.154 424 2.371 105 2.305 -3 - Nhóm 3 270 416 54 403 -3 1.235 207 - Nhóm 4 459 435 -5 1.251 187 432 -65 - Nhóm 5 114 2.339 1.958 1.626 -30 1.852 14

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân).

Tóm lại, nợ quá hạn có xu hướng tăng qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 tăng 3% so với năm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ do tốc độ gia tăng nợ quá hạn chậm hơn nhiều so với tốc độ trưởng tín dụng. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong tầm kiểm soát nhưng vẫn chứa đựng nhiều tìm ẩn nhiều rủi ro.

Bảng 2.3: Tình hình nợ xấu thời gian qua

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 I. Tổng dư nợ Triệu đồng 696.023 1.085.400 1.451.842 2.262.138 II. Tổng nợ xấu Triệu đồng 102.353 10.805 7.487 6.049 III.Nợ xấu/Tổng dư nợ % 14,7% 1% 0,52% 0,26% 1.Theo thời hạn vay

a. Ngắn hạn Triệu đồng 60.283 599 3.265 3.590Nợ xấu ngắn hạn/ Tổng dư nợ % 8,66% 0,05% 0,22% 0,17% Nợ xấu ngắn hạn/ Tổng dư nợ % 8,66% 0,05% 0,22% 0,17% b. Trung dài hạn Triệu đồng 42.070 10.206 4.222 2.459 Nợ xấu trung, dài hạn/Tổng dư nợ % 6,04% 0,95% 0,3% 0,12% 2.Theo thành phần kinh tế

a. DNNN Triệu đồng 99.096 0 0 0b. DN ngoài quốc doanh Triệu đồng 2.415 7.466 4.528 3.192

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải vân (Trang 62 - 64)