Nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải vân (Trang 76 - 78)

a. DNNN Triệu đồng 99.096 00 b DN ngoài quốc doanhTriệu đồng2.4157.4664.528 3

2.3.3Nhận diện rủi ro tín dụng

Hiện nay tại Chi nhánh, công tác nhận dạng rủi ro cho vay chủ yếu được thực hiện thông qua:

-Tiếp xúc khách hàng:

Công tác này được Chi nhánh tiến hành khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, Chi nhánh có thêm những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá tính xác thực về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, mục đích vay vốn, hiệu quả …của khách hàng, từ đó giúp cho CBTD có thể phát hiện ra những rủi ro có thể xảy ra.

-Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn:

Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn được xem là phương pháp hữu hiệu để nhận dạng rủi ro. Qua việc phân tích hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng đã giúp cho Chi nhánh biết được mục đích sử dụng vay vốn, có đúng đối tượng hay không, hiệu quả của phương án kinh doanh như thế nào, thuận lợi hay khó khăn khi tài trợ vốn...v.v. Điều này đã giúp Chi nhánh nhận dạng được các rủi ro có thể xảy ra khi chấp nhận đề nghị vay vốn. Tuy nhiên, đối với những khách hàng truyền thống vay vốn để bổ sung vốn lưu động thì công tác này thực hiện đôi lúc còn chủ quan, tiến hành phân tích đánh giá chưa toàn diện, thẩm định cụ thể.

Trên cơ sở báo cáo tài chính do khách hàng cần vay cung cấp, CBTD sẽ tiến hành thẩm định mức độ tin cậy, tiếp đó sẽ đi vào phân tích sâu tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các nhóm thông số, chỉ tiêu liên quan quy mô và tính chắc chắn của các nguồn tài chính mà doanh nghiệp tạo ra để trả nợ vay. Thông tin để thẩm định dự án đầu tư chủ yếu phải dựa trên nguồn thông tin từ khách hàng. Số liệu trong báo cáo tài chính bên vay gửi cho Ngân hàng không đủ độ chính xác. Tình trạng thông tin như vậy làm cho nội dung của việc lập và thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng không thể đánh giá một cách chính xác, tạo nên xu hướng đơn giản hoá trong việc phân tích, kết quả các chỉ tiêu thẩm định cũng không đảm bảo tính chính xác.

-Phân tích thông qua thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước:

Qua việc phân tích thông tin CIC có thể giúp cho Chi nhánh một số thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng ở các Ngân hàng khác và tình hình trả nợ có được tốt hay không, có phát sinh nợ xấu trong thời gian vừa qua hay không.

-Thông qua việc kiểm tra thực tế:

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của từng khoản vay mà định kỳ hàng tháng (đối với cho vay ngắn hạn) hoặc 6 tháng (đối với cho vay trung dài hạn), CBTD sẽ trực tiếp đến cơ sở kinh doanh của khách hàng để kiểm tra tình sử dụng vốn vay, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, về tài sản đảm bảo, tiến độ thực hiện các dự án… trên cơ sở đó, tiến hành phân tích đánh giá nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ tiềm ấn có thể dẫn đến rủi ro cho Chi nhánh. Tuy nhiên, việc thực hiện kiểm tra thực tế của cán bộ tín dụng nhiều lúc làm cho có lệ và do một phần là công việc nhiều cộng thêm lại thiếu cán bộ nên đôi lúc việc kiểm tra chưa được kịp thời.

Như vậy, vấn đề nhận dạng rủi ro cho vay đã được Chi nhánh triển khai. Điều này đã giúp Chi nhánh phát hiện ra những dấu hiệu, nguy cơ dẫn đến rủi ro trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay. Song, vẫn còn tồn tại thiếu

sót, đặc biệt là đối với những khách hàng lớn và có uy tín, khách hàng vay vốn thường xuyên thì công tác phân tích, thẩm định và kiểm tra thực tế nhiều khi còn sơ sài và chưa chặt chẽ.

Tóm lại, Chi nhánh Hải Vân chưa xây dựng được hệ thống nhận diện, cảnh báo rủi ro tín dụng một cách có hệ thống, bài bản, chuyên nghiệp và cụ thể mà chủ yếu dựa vào các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và kinh nghiệm thực tế tại Chi nhánh để thống kê, phân tích và đánh giá. Nhiều khi, việc nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng quá tin tưởng và dựa vào sự nhận định mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải vân (Trang 76 - 78)