- Bước 2: các biện pháp xử lý sau khi nhận xét hồ sơ khai thuế như sau:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THUẾ TNDN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của DNDD trên địa bàn TP Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở Trung bộ của đất nước, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế; phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đông giáp biển Đông. Đà Nẵng là một cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia,... đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây. Vì vậy, Đà Nẵng chính là trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, là điểm đến đầu tư khá hấp dẫn của phần lớn các DN.
Hiện nay, tốc độ phát triển về hạ tầng cơ sở ở TP. Đà Nẵng phát triển rất mạnh mẽ; Đà Nẵng có đầy đủ hệ thống đường giao thông như đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không quốc tế. Ngoài ra, có hơn 7 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đáp ứng mọi yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Với chính sách “trải thảm đỏ” để kêu gọi đầu tư cùng với các cơ chế chính sách thông thoáng, nhanh chóng, đơn giản về thủ tục được thành phố đã và đang triển khai nên các DN được hoạt động trong môi trường kinh doanh rất thuận lợi.
Cùng với nguồn nhân lực dồi dào được đào tạo bài bản từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hàng năm đã cung cấp cho các DN gần như đủ số lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
Từ những đặc điểm nêu trên, hiện nay Cục Thuế TP Đà Nẵng quản lý hơn 14.000 DN thuộc tất cả các thành phần kinh tế như: DNNN, DN có vốn ĐTNN, DNDD hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Công tác quản lý thuế Cục Thuế TP Đà Nẵng nhiều năm qua đã được phân công nhiệm vụ và phân cấp quản lý theo loại hình doanh nghiệp: Phòng theo dõi quản lý DNNN, doanh nghiệp ĐTNN, doanh nghiệp NQD. Riêng đối với doanh nghiệp NQD
thì được phân cấp quản lý cho 7 Chi cục Thuế quận huyện. Ở góc độ nghiên cứu của Luận văn Tác giả chỉ nghiên cứu lĩnh vực DNNQD do Cục Thuế và các Chi cục Thuế quản lý
Bảng 2.1: số lượng DN phát triển trên địa bàn qua các năm (2008-2012)
Loại hình DN 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh nghiệp nhà nước 275 290 314 349 316
Doanh nghiệp đầu tư NN 394 553 739 902 1056
Doanh nghiệp NQD 5.400 7.016 8.747 11.777 12.918
Trong đó: Công ty TNHH 3.287 4.419 5.649 7.866 8.828
Công ty cổ phần NQD 1.145 1.505 1.898 2.374 2.641
Công ty hợp danh 0 0 0 2 2
Doanh nghiệp tư nhân 901 1.021 1.123 1.421 1.331
Các loại hình khác( VP,HTX) 67 71 77 114 116
TỔNG 6.069 7.859 9.800 13.028 14.290
Tỷ lệ tăng (%)
(Nguồn: Số liệu trên Chương trình quản lý NNT của Cục Thuế TP. Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng các DN tập trung vào khu vực DNNQD khá lớn, chiếm hơn 90% tổng số lượng DN hoạt động trên địa bàn. Điều này cho thấy, đây là khu vực thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và là khu vực giải quyết được lượng lao động cho xã hội.
Từ sự quan tâm của UBND TP Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho các DNNQD trên địa bàn thành phố phát triển một cách nhanh chóng trong những năm qua và góp phần quan trọng vào số thu NSNN của thành phố. Hàng năm các DN thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn đã đóng góp cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế, trong đó hàng trăm tỷ đồng từ tiền thuế TNDN, thể hiện qua biểu số liệu sau:
Bảng 2.2: Số thuế doanh nghiệp nộp NSNN giai đoạn (2008-2012) ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Số thu DNNN 799.752 836.039 983.709 1.003.923 1.078.281 tr.đó thuế TNDN 156.910 155.306 264.129 260.451 256.802 2 Số thu DNĐTNN 307.911 408.545 520.110 904.487 887.073 tr.đó thuế TNDN 42.682 56.160 123.589 189.334 274.598 3 Số thu DN NQD 686.675 715.444 1.328.405 1.724.416 1.478.863 tr.đó thuế TNDN 238.657 122.453 399.506 565.931 351.071 Tổng cộng 1.794.338 1.960.028 2.832.224 3.632.826 3.444.217 tr.đó thuế TNDN 438.249 333.919 787.224 1.015.716 882.471 Tỷ lệ 24,42% 17,04% 27,8% 27,95%% 25,62%
(Nguồn: Số liệu trên Báo cáo quyết toán năm của Cục Thuế TP. Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu trên, tỷ trọng nguồn thu từ thuế TNDN chiếm bình quân 25,3% (3.457.579/13.663.633) tổng nguồn thu từ thuế của các DN. Trong đó, nguồn thu thuế TNDN từ khu vực DN NQD chiếm tới 50% (1.677.618/3.457.579) tỷ trọng thuế TNDN