- Bước 2: các biện pháp xử lý sau khi nhận xé hồ sơ khai thuế như sau:
2.2.2. Kiểm soát thuế tại doanh nghiệp thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế
kiểm tra thuế
2.2.2.1. Thực hiện thanh tra kiểm tra tại DN
Căn cứ vào kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế và kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm tiến hành ra Quyết định kiểm tra tại DN. Nội dung và phương pháp tiến hành như sau:
- Căn cứ vào nội dung chứng từ, hoá đơn, các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động… tại DN;
- Căn cứ vào Báo cáo tài chính năm và các hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm; - Căn cứ vào kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế và kết quả nhận xét qua kiểm tra tại cơ quan thế về những vấn đền nghi vấn cần kiểm tra;
- Căn cứ các luật thuế, luật kế toán, chế độ kế toán, chế độ chứng từ hoá đơn và các văn bản hướng dẫn thi hành, …
Căn cứ vào các tài liệu trên, cán bộ kiểm tra, thanh tra tiến hành truy lần lại từ chứng từ gốc, tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ đến việc hạch toán vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp và lập các hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính có phù hợp quy định tại các luật thuế, chế độ kế toán, chế độ khấu hao tài sản cố định… và thực hiện các phương pháp kiểm tra như: đối chiếu, so sánh, phân tích, xác minh, kiểm kê, lấy lời khai… để có kết luận và đề xuất xử lý. Từ kết quả kiểm tra, thanh tra tại DN trên địa bàn TP Đà Nẵng trong những năm qua có thể đúc kết lại những sai phạm thường gặp như sau:
* Các sai phạm kế toán: là các sai phạm về các quy định của luật pháp về kế toán hay còn gọi là vi phạm hành chính
* Các gian lận trong kế toán: các gian lận trong kế toán là việc làm, hành vi có chủ ý làm sai lệch các thông tin, số liệu kế toán, bóp méo các thông tin nhằm cung cấp các thông tin thiếu sự thật, không đầy đủ, không khách quan, sai với bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các gian lận thường xảy ra như: không ghi sổ một khoản tiền và tiền cách biển thủ khoản tiền đó, hoặc lập hoá đơn chi tiêu tiếp khách khống, đi mua hoá đơn để khấu trừ hoặc làm thủ tục hoàn, ghi tăng chi phí…
* Các sai sót trong kế toán: sai sót kế toán có thể phát sinh từ việc ghi nhận, xác định giá trị, trình bày và thuyết minh các khoản mục trên báo cáo tài chính. Sai sốt kế toán có thể chiu ra: sai sót trọng yếu và sai sót không trọng yếu, các sai sót bao gồm: sai sót tính toán, áp dụng sai chính sách, bỏ quên, hiểu hoặc diễn giải sai các sự việc và gian lận như thu tiền của người mua không ghi sổ kế toán, không lập hoá đơn
* Một số trường hợp cố tình hạch toán sai để gian lận thuế thường gặp
- Xuất hàng làm quà tặng, quà biếu, khuyến mại, quảng cáo không phản ánh doanh thu mà DN ghi: Nợ TK 642(hoặc TK 431)/ có TK 155 (hoặc TK 156).
- Xuất thành phẩm, hàng hoá, trả thưởng, trả thay tiền lương cho người lao động không phản ánh doanh thu mà DN ghi: Nợ TK 334/ có TK 155, 156.
- Cho thuê mặt bằng, kế toán hạch toán giảm chi phí không thể hiện doanh thu: Nợ TK 111/ Có TK 641, 642.
- Đối với các DN thương mại bán hàng không qua kho (bán hàng qua tay ba), không kê khai thuế. Kế toán hạch toán không thể hiện trên TK doanh thu (511), mà hạch toán qua TK 131 cụ thể:
Nợ TK: 131, 111… (Phải thu khách hàng, thu tiền mặt…). Có TK: 331: (Phải tra người bán).
Có TK: 711, 421, 411… (Đây là khoản thu lãi chênh lệch bán hàng).
- Mua bán hàng hoá bằng hình thức hàng đổi hàng, kế toán hạch toá không thể hiện doanh thu bán hàng:
Nợ TK: 111; 112… (Khoản tiền thu qua chênh lệch).
Có TK: 156; 152; 211… (Hàng hoá, NVL, TSCĐ đem trao đổi).