Về phía Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 60 - 63)

- Đối với cơ quan thuế:

2.3.3. Về phía Doanh nghiệp

Thực trạng các doanh nghiệp NQD hiện nay đa phần là quy mô nhỏ không phù hợp với những báo cáo tài chính chi tiết quá. Trình độ quản lý và trình độ kế toán của khu vực kinh tế này còn thấp, không nhận thức, tiếp cận và hiểu một cách đầy đủ cơ chế quản lý tài chính.

2.3.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán kế toán:

Mục tiêu lớn nhất của tất cả các doanh nghiệp NQD là lợi nhuận, nhưng tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán ở các DNNQD hiện nay còn rất sơ sài, chưa chú ý đến việc tổ chức công tác kế toán hợp lý và khoa học phù hợp với đặc điểm tổ

chức quản lý kinh doanh, chưa hình thành và vận dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán hợp lý và khoa học, thông thường là kiêm nhiệm và chưa qua đào tạo

2.3.3.2. Thực hiện chế độ chứng từ hóa đơn

Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn và đăng ký tại cơ quan thuế, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Theo quy định này DN sẽ không phải đến cơ quan thuế để mua hóa đơn, từ đó giảm chi phí thời gian, cắt giảm thủ tục hành chính phiền hà cho DN, mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc in, sử dụng hoá đơn cho phù hợp với nhu cầu quản trị, kế toán và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình triển khai thực hiện, một số vấn đề mới phát sinh, bất cập cần sửa đổi, bổ sung để hạn chế các hành vi gian lận hóa đơn, nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT, làm giảm nghĩa vụ nộp thuế TNDN. Theo đó, đã xuất hiện các đối tượng lợi dụng sự thông thoáng để thành lập nhiều “DN ma” thực tế không kinh doanh, nhưng tự tạo hóa đơn, xuất hóa đơn khống, sử dụng hóa đơn lòng vòng. Mặt khác, một số DN đã sử dụng hóa đơn đặt in của “DN ma” để lợi dụng chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT thông qua mua, bán hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản như cà phê, tiêu, điều và hàng hóa xuất tiểu ngạch qua biên giới đất liền nhiều DN đã gian lận hóa đơn chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT hàng nghìn tỉ đồng, Chẳng hạn như vụ: Nguyễn Văn Nhi cùng đồng phạm ở TP. Hồ Chí Minh phạm tội mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế. Nguyễn Văn Nhi đã thành lập 10 công ty để mua hóa đơn với doanh số sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng, tiền thuế GTGT của Nhà nước thiệt hại hơn 390 tỷ đồng; Vụ án Nguyễn Văn Phui- Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hữu Tài (TP. Cần Thơ) đã sử dụng 136 hóa đơn GTGT, tổng doanh số hơn 44 tỷđồng, tiền thuế GTGT là 4,4 tỷ đồng của 17 công ty có trụ sở ở TP. Hồ Chí Minh để thực hiện khấu trừ đầu vào. Đồng thời, xuất bán 708 hóa đơn GTGT cho 109 công ty ở các tỉnh, thành phố, với tổng doanh số hơn 42,2 tỷđồng, gây thiệt hại về thuế GTGT vước tính ban đầu là 11 tỷ đồng; Vụ án Nguyễn Vũ Lê và đồng phạm ở TP. Hồ Chí Minh thành lập nhiều công ty để mua số lượng

lớn hóa đơn GTGT đầu vào, tạo dựng hồ sơ đầu vào khống để hợp thức hóa nguồn quần áo may sẵn của nhiều cá nhân có nhu cầu xuất khẩu sang các nước Đông Âu, lập thủ tục xin hoàn thuế và chiếm đoạt tiền thuế GTGT của Nhà nước số tiền 9,851 tỷđồng. Đối với địa bàn thành phố Đà Nẵng tuy chưa có vụ trốn thuế lớn nhưng tình trạng mua bán hóa đơn khống để hợp thức hàng hóa,dịch vụ mua vào còn xảy ra khá phổ biến và tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, vận tải, xây dựng... cụ thể như DNTN Hưng Nguyễn, MST 0400581133 đã xuất khống 28 số hóa đơn cho DNTN Tiến Dương để hợp thức chi phí vận chuyển với số tiền 437 triệu đồng; Công ty Oanh Hoàng sử dụng 73 số hóa đơn của các phương tiện vận tải không phải của Công ty, các DN ma để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào giá trị chưa thuế: 3.845 triệu đồng, thuế GTGT: 369 triệu đồng. Đặc biệt trong năm 2011 đã phát hiện một hành vi mới trong lĩnh vực hóa đơn là lập khống hóa đơn cho DN khác sử dụng để vay vốn ngân hàng như Công ty TNHH TM và DV Cường Huy thực tế không có hàng hóa mua bán nhưng đã lập khống 11 số hóa đơn cho Công ty TNHH TM và DV Lắp Máy Miền Nam là cơ sở vay ngân hàng sau đó thu hồi và hủy với giá trị tiền hàng: 72.212 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra: 7.220 triệu đồng

2.3.3.3. Thực hiện sổ sách kế toán

Phần lớn các DNNQD không áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định của Bộ Tài chính, mở sổ, ghi sổ không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định, ghi sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán, sổ kế toán ghi không liên tục, có nhiều sổ kế toán với các số liệu không giống nhau, cố ý để ngoài sổ sách kế toán tài sản của doanh nghiệp, việc ghi sổ và khóa sổ kế toán không kịp thời...Sai phạm phổ biến qua kiểm tra phát hiện nhiều trường hợp ghi sổ kế toán không trung thực, chưa phản ánh hết hoạt động kinh doanh, bỏ doanh thu ngoài sổ sách kế toán. Không ít DN theo báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm đều thua lỗ, nhưng DN vẫn tồn tại và hoạt động bình thường.

2.3.3.4. Lập báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế TNDN năm

Qua hồ sơ lưu tại cơ quan thuế và qua công tác trực tiếp kiểm tra, xử lý hồ sơ khai thuế của DN nhận thấy:

- Đối với Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DNN) phần lớn các DN lập không đầy đủ các chỉ tiêu và còn nhiều sai sót.

- Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DNN) phần lớn các DN phản ánh hiệu quả kinh doanh thấp và thua lỗ, nhưng trong bản thuyết minh báo cáo tài chính. (Mẫu số B09 - DNN) gần như đơn vị bỏ trống hoặc giải trình rất sơ sài về các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Điều đó cho thấy rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNQD phản ánh trên sổ sách kế toán và trên báo cáo tài chính, báo cáo thuế là chưa đúng với thực tế kinh doanh của đơn vị. Hiện nay, có nhiều DN làm giả BCTC có lợi nhuận cao để vay ngân hàng nhưng ngược lại báo cáo với cơ quan thuế thì nộp báo cáo lỗ.

Tóm lại: DNNQD là những tổ chức kinh tế hình thành dựa trên hình thức tư hữu về tư liệu sản xuất , quyền lợi của họ là thiết thực và sống còn. Do đó, trong hoạt động sản xuất kinh doanh phần lớn các DN chưa quan tâm đến công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán , sử dụng công cụ kế toán phần lớn với mục đích là hợp thức hóa để đối phó, qua mặt với các cơ quan chức năng để trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế...chưa thấy được vai trò của kế toán quản trị nội bộ DN trong phát triển kinh doanh. Thực tế một nhân viên kế toán còn kiêm nhiệm luôn bán hàng, mua vật tư, thu hồi nợ...Do đó, công tác hạch toán kế toán, lập chứng từ kế toán không kịp thời, chính xác và trên báo cáo tài chính , báo cáo thuế không phản ảnh đúng thực chất hiệu quả kinh doanh, không cung cấp được thông tin phục vụ cho quản lý của DN và khách hàng bên ngoài.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w