- Đối với cơ quan thuế:
Hệ thống thuế nước ta hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau Mỗi sắc thuế điều tiết đến một số đối tượng xã hội nhát định và có những phương
3.4.3. Về phía doanh nghiệp
Bên cạnh những giải pháp cơ chế, chính sách tài chính của Nhà nước nêu trên có tác động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phải:
- Mở sổ kế toán, theo dõi đầy đủ chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn doanh nghiệp đang quản lý, phản ánh kịp thời tình hình sử dụng, biến động tài sản, tiền vốn. Thực hiện kế toán, thống kê theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm việc ghi chép kế toán đầy đủ, kịp thời, đầy đủ căn cứ pháp lý, lập báo cáo tài chính trung thực, khách quan và gửi đầy đủ, đúng hạn theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu tình hình công nợ, xác định và phân loại các khoản nợ tồn đọng, đánh giá khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Thực hiện đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Mọi trường hợp các quy định về kế toán, thống kê và các nghĩa vụ tài chính đều bị xử lý theo pháp luật. Việc ghi sổ kế toán phải thực hiện bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp có phát sinh các nghiệp vụ bằng ngoại tệ phải quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu, chi ngoại tệ. Việc hạch toán ngoại tệ, xử lý chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo quy định pháp luật. Năm tài chính của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó. Kết thúc năm tài chính doanh nghiệp phải ;
- Lập báo cáo tài chính và báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của báo cáo.
KẾT LUẬN
Sau gần 30 năm đổi mới, trải qua ba bước cải cách lớn, đến nay ngành thuế đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ: hệ thống chính sách được xây dựng rõ ràng và ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở pháp lý để huy động nguồn lực và là công cụ để đảng và nhà nước điều chỉnh sự phát triển nền kinh tế-xã hội, động viên các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển nhanh, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng cho nền kinh tế tăng trưởng cao theo hướng bền vững, góp phần nâng cao đời sống nhân dân Với mục tiêu, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế, đồng thời với quan điểm khuyến khích các loại hình DNNQD phát triển đúng hướng góp phần phát triển kinh tế đất nước, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản nhằm sử dụng có hiệu quả công cụ kiểm soát thuế thông qua công tác kế toán tại các DNNQD đó là:
- Cùng với việc ban hành, sửa đổi các sắc thuế, phí- lệ phí, ngành thuế đã triển khai cải cách hành chính theo hướng xoá bỏ các thủ tục rườm rà, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc của NNT. Sự cải cách này được thể hiện ở tất cả các mặt từ khâu đăng ký thuế, kê khai, đến khâu nộp, quyết toán thuế từ việc thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp, áp dụng quy chế một của trong thực hiện các thủ tục hành chính thuế trên toàn quốc, đến đề xuất ban hành quy chế mới tạo sự chủ động tối đa cho các doanh nghiệp trong việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn. Nhờ vậy, NNT được hưởng nhiều loại hình dịch vụ tốt hơn.
- Trình bày những sai phạm, gian lận và sai sốt thường gặp trong công tác kế toán của doanh nghiệp
- Trình bày và lý giải một cách có cơ sở khoa học ý nghĩa của công tác quản lý thuế và nhấn mạnh vị trí, vai trò của hạch toán kế toán trong công tác quản lý thuế đối với DNNQD trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán ở các DNNQD trong thời gian qua, những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến vai trò tích cực trong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng.
- Xác định mục tiêu yêu cầu và những vấn đề cơ bản cần hoàn thiện trong cơ chế chính sách, trong hạch toán kế toán, trong pháp luật về thuế đối với DNNQD.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu và giải pháp hỗ trợ tập trung vào việc hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán, hoá đơn, chứng từ, thực hiện chặt chẽ chế độ kế toán, các giải pháp hỗ trợ tăng cường công tác kiểm soát thuế tại cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế. Bên cạnh đó, cũng đề xuất với Nhà nước về một số vấn đề có tính pháp lý và cơ chế chính sách để nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chế độ kế toán và chấp hành nghiêm pháp luật thuế đối với các DNNQD.
Trong quá trình hoàn chỉnh đề tài bản thân đã thực hiện các bước từ giới thiệu, phân tích, xây dựng phương án xử lý, lựa chọn phương án xử lý tình huống đến việc đề ra những giải pháp thực hiện và những kiến nghị. Qua nội dung của đề tài đã lựa chọn phương án tối ưu nhất để xử lý gian lận thuế, nhằm giúp cho việc xử lý hành vi vi phạm về thuế đúng với quy định của pháp luật và có tính khả thi cao. Đặc biệt trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước cùng với yêu cầu hội nhập, phát triển kinh tế, vai trò của Thuế ngày càng quan trọng và mang ý nghĩa kinh tế, chính trị - xã hội, đảm bảo nguồn thu chủ yếu ngày càng tăng cho ngân sách Nhà nước, góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, chính sách thuế có phạm vi điều chỉnh rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội; Do đó thuế mang tính chất chính trị, kinh tế tổng hợp, cần được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Đảng và Nhà nước, các cấp bộ Đảng và chính quyền địa phương.
Với điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, giải pháp đề xuất chưa nhiều và cũng không phải là những phát hiện mới mà chỉ là nội dung bổ sung, hệ thống hoá hoặc nhấn mạnh để có thể định hướng vận dụng và sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thêm.