Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra: Việc xử lý kết quả thanh tra là bước rất quan trọng trong một cuộc thanh tra Tuy nhiên, trong điều kiện

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 54 - 58)

bước rất quan trọng trong một cuộc thanh tra. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa thống nhất, một hành vi vi phạm có thể được quy định ở nhiều văn bản có những chế tài khác nhau hoặc được vận dụng ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, dẫn đến rất khó khăn cho việc xử lý sai phạm.

- Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra không đầy đủ các chỉ tiêu theo mẫu đã quy định trong quy trình, dẫn đến không đánh giá được đầy đủ, cụ thể công tác thanh tra, kiểm tra khác, thanh tra hạn chế hay toàn diện, số ngày thanh tra, kiểm tra…

- Công tác cán bộ còn thiếu và yếu chưa được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng kiểm tra, thanh tra và theo quy định của Luật quản lý thuế thì thành lập đoàn thanh tra phải có kiểm soát viên chính hoặc chuyên viên chính làm trưởng đoàn, nhưng hiện nay kiểm soát viên chính và chuyên viên chính của Cục thuế còn rất ít, do đó gặp khó khăn cho việc thành lập các đoàn thanh tra mà chủ yếu là kiểm tra.

Bảng 2.4: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế tại DN từ năm 2008 – 2012

Đơn vị tính: Triệu

TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Doanh nghiệp Nhà nước

- Số đơn vị kiểm tra 114 119 98 106 122

- Số thuế truy thu và phạt qua

kiểm tra (tr.đ) 6.061 14.205 2.616 3.518 4.221

- Trong đó: thuế TNDN 776 1.387 553 658 1.266

2 D.Nghiệp Ngoài quốc doanh

- Số đơn vị kiểm tra 605 576 687 1.222 1.190

- Số thuế truy thu và phạt qua

kiểm tra (tr.đ) 28.264 36.653 52.658 78.044 81.739

- Trong đó: thuế TNDN 10.609 12.081 20.250 31.217 33.248

3 D.Nghiệp Đầu tư nước ngoài

- Số đơn vị kiểm tra 107 164 103 126 145

- Số thuế truy thu và phạt qua

kiểm tra (tr.đ) 1.396 4.805 6.009 7.582 9.856

- Trong đó: thuế TNDN 130 143 2.914 3.076 2.956

4 Tổng cộng

- Số đơn vị kiểm tra 826 859 888 1.454 1.457

- Số thuế truy thu và phạt qua

kiểm tra (tr.đ) 35.721 55.663 61.283 89.1447 95.816

- Trong đó thuế TNDN (trđ) 11.515 13.611 23.717 34.951 37.470

Tỷ lệ % thuế TNDN 32,24 24,45 38,7 39,2 39.1 (Nguồn: BC kết quả công tác thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế từ 2008-2012)

Qua kết quả thanh tra, kiểm tra từ năm 2008-2012 cho thấy: số thuế qua truy thu đối với DNNQD qua kiểm tra năm 2008 là 28.264 triệu đồng, năm 2012 là *** triệu đồng tăng gấp ba lần và chiếm 45% trên tổng số thuế gian lận. Lĩnh vực vi

phạm phổ biến là sử dụng hoá đơn, hạch toán kế toán và kê khai thuế. Điều đó, cho thấy trong lĩnh vực DNNQD hành vi vi phạm pháp luật thuế ngày càng gia tăng.

Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại TP Đà Nẵng trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả qua, góp phần tăng thu cho NSNN và tạo tiền đề để nâng cao ý thức, trách nhiệm của ĐTNT trong việc thực hiện pháp luật thuế, phát huy được chức năng và quyền hạn của cơ quan Thuế trong công tác kiểm soát thuế. Tuy nhiên, do lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra còn quá mỏng so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. Mặt khác, do trình độ của cán bộ còn nhiều hạn chế, có không ít cán bộ thuế không biết đọc báo cáo tài chính và phân tích số liệu trên báo cáo tài chính, không thực hiện đúng trình tự và phương pháp kiểm tra dẫn đến chất lượng một số cuộc kiểm tra không đạt yêu cầu đề ra và không có hiệu quả.

2.3. NHỮNG TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI DNDD TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG KIỂM SOÁT THUẾ ĐỐI VỚI DNDD TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG

Bên cạnh những mặt tích cực rất đáng khích lệ và cần phát huy thì hoạt động của các DNNQD vẫn còn những mặt hạn chế. Qua kết quả kiểm soát thuế trên địa bàn TP Đà Nẵng trong những năm qua đã cho thấy tình hình gian lận thuế ngày càng tăng lên với những hành vi trốn thuế ngày càng tinh vi hơn. Có thể rút ra những hạn chế và những nguyên nhân cơ bản sau:

2.3.1. Về cơ chế chính sách

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, vì thế các chính sách thuế thường xuyên có sự bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, sự không ổn định, thống nhất của chính sách thuế đã gây khó khăn trong việc thực hiện quản lý của cơ quan thuế, đồng thời gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoạch định những chính sách đầu tư, sản xuất kinh doanh dài hạn.

Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, hệ thống chính sách thuế còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế gây khó khăn trong quá trình kiểm tra,

thanh tra thuế, cũng như dễ phát sinh tiêu cực, thông đồng giữa cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra với người nộp thuế.

Theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành, cơ quan thuế không được giao chức năng khởi tố, điều tra các hành vi vi phạm pháp luật thuế mà phải chuyển cho cơ quan công an. Trong khi đó, cơ quan công an gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra do thiếu thông tin về người nộp thuế, thiếu chuyên môn về quản lý thuế; khi chuyển hồ sơ từ cơ quan thuế sang cơ quan điều tra thì việc tiếp cận tài liệu, sổ sách kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp lại phải bắt đầu lại từ đầu, cho dù đã có những kết quả sơ bộ sau quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. Do vậy, công tác điều tra các trường hợp vi phạm về thuế của doanh nghiệp tiến hành rất chậm và chưa hiệu quả.

- Luật DN ra đời đã tạo ra cơ chế mở hết sức thuận lợi cho việc thành lập và giải thể DN, nhưng lại thiếu hệ thống cơ chế kiểm soát đối với các DN. Luật DN có chế tài, nhưng chưa có tổ chức kiểm tra phát hiện vi phạm để thực hiện chế tài, vì vậy chế tài của Luật DN hiện nay chỉ mang tính hình thức.

Tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước đang trải qua thời kỳ khủng hoảng, phải triển khai nhiều biện pháp ứng phó nên chính sách thuế có nhiều thay đổi cũng gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.

DN tự tạo hóa đơn để sử dụng dưới hình thức hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử. Kể từ 1/1/2011 khó khăn cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát, từ đó xảy ra những bất cập tình trạng gian lận, chiếm đoạt tiền thuế GTGT và làm giảm nghĩa vụ thuế TNDN, chống gian lận thương mại ngày càng nhiều, làm thất thu NSNN

2.3.2. Về công tác quản lý thuế

- Môi trường quản lý thuế: môi trường tác động đến công tác quản lý thuế

trong thời gian qua vẫn còn hạn chế bởi:

+ Các chức năng quản lý người nộp thuế (thanh tra, kiểm tra, thu nợ và cưỡng chế) còn nhiều hạn chế, hiệu lực, hiệu quả chưa cao do thiếu cơ sở dữ liệu về người nộp thuế; các kỹ thuật, biện pháp thanh tra, kiểm tra còn yếu; kế hoạch, chương trình thanh tra, kiểm tra còn thiếu tập trung vào nhóm người nộp thuế, lĩnh vực, địa bàn có rủi ro cao, đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra chưa đảm bảo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; hiệu lực cưỡng chế còn thấp do thiếu sự phối hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương.

+ Các giải pháp quản lý kinh tế, xã hội chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý đăng ký kinh doanh....đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w