Nhóm giải pháp thứ hai: Hoàn thiện môi trường kiểm soát thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 72 - 77)

- Đối với cơ quan thuế:

3.3.2.Nhóm giải pháp thứ hai: Hoàn thiện môi trường kiểm soát thuế

TP ĐÀ NẴNG

3.3.2.Nhóm giải pháp thứ hai: Hoàn thiện môi trường kiểm soát thuế

3.3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng

Với sự gia tăng không ngừng về số lượng của các DN, mỗi DN đều nộp nhiều loại thuế khác nhau, do đó DN phải làm việc với nhiều bộ phận trong CQT, dẫn đến sự trùng lắp và không hiệu quả giữa các chức năng ở các bộ phận quản lý theo sắc thuế; sự trùng lắp làm hệ thống tin học cũng không thể phát huy chức năng hỗ trợ công tác QLT. Vì vậy, việc chuyển sang mô hình tổ chức quản lý theo chức năng sẽ tạo điều kiện cho các bộ phận chức năng có điều kiện tập trung về những vấn đề tuân thủ của DN để có biện pháp QLT tốt hơn.

Tổ chức bộ máy QLT theo chức năng là việc xây dựng bộ máy trong đó cơ cấu bao gồm các bộ phận (Phòng, Tổ, Đội), mỗi bộ phận thực hiện một chức năng QLT cơ bản đối với tất cả các DN theo thẩm quyền được phân công. Các chức năng QLT cơ bản gồm: Tuyên truyền và hỗ trợ NNT; Quản lý kê khai và kế toán thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.

Sau khi chính sách thuế đi dần vào sự ổn địnhh, hoàn thiện, và ý thức chấp hành tuân thủ pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế được nâng cao thì sẽ tiến hành chuyển sang áp dụng hình thức tổ chức quản lý thuế theo quy mô của doanh nghiệp như: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế. Bên cạnh đó, trong thời gian tới bộ máy quản lý thuế cần xây dựng thêm bộ phận làm công tác cưỡng chế thuế để thực hiện việc cưỡng chế thu thuế đối với các đối tượng chây ỳ, cố tình dây dưa kéo dài nợ động thuế, chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước, thực thi các quyết định xử phạt các đối tượng nộp thuế, thực hiện việc thanh lý, phát mãi tài sản của những doanh nghiệp phá sản không còn đủ khả năng trả được các khoản nợ thuế. Song song đó, cần chú trọng tăng cường

công tác bồi dưỡng, giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ đội ngữ cán bộ ngành thuế đạt chuẩn chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ thuế, nắm vững kiến thức kế toán, tài chính, thành thạo kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý, trình độ tin học, ngoại ngữ. Đồng thời, không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức người cán bộ công chức ngành thuế, xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ có cố tình vi phạm chính sách pháp luật thuế, những cán bộ có cố tình vi phạm chính sách pháp luật thuế , những cán bộ có biểu hiện tha hoá biến chất, thông đồng, tiếp tay cho các hành vi gian lận, trốn lậu thuế, bất kể đó là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên ngành thuế, nhằm chấn chỉnh, củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ thuế ngày càng trong sạch vững mạnh.

3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý hoá đơn chứng từ

Sau 2 năm thực hiện, Nghị định 51 (Nghị định 51/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2011) đã tạo bước đột phá trong công tác quản lý, sử dụng hóa đơn cũng như công tác cải cách thủ tục hành chính. Các quy định tại NĐ 51 đã tác động tới toàn xã hội, từ các tập đoàn, tổng công ty lớn, DNNN, công ty cổ phần, đến các hộ kinh doanh cá thể; có tác động tích cực đến hoạt động SXKD của tổ chức, cá nhân và cả công tác quản lý của cơ quan thuế. Theo đó, điểm quan trọng nhất của NĐ 51 là, “DN tự tạo hóa đơn để sử dụng dưới hình thức hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử. Kể từ 1/1/2011 cơ quan thuế không bán hóa đơn cho cơ sở kinh doanh là DN; chỉ bán hoặc cấp hóa đơn cho các hộ, cá nhân kinh doanh”. Thực tế, đây là quy định rất quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý hóa đơn bán hàng đối với DN, tổ chức kinh tế và cơ quan thuế, từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chủ động in, quản lý và sử dụng hóa đơn bán hàng của chính đơn vị mình. Đặc biệt, việc tự in đã góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, vì DN sẽ không phải đến cơ quan thuế để mua hóa đơn, từ đó giảm chi phí thời gian, cắt giảm thủ tục hành chính phiền hà cho DN, giảm chi phí quản lý của cơ quan thuế, góp phần làm cho chính sách quản lý hóa đơn trở nên minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình triển khai thực hiện cần phải hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn trong thời gian tới như sau:

Một là: dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 51 theo hướng khắc phục những bất cập hiện hành, nhằm ngăn chặn gian lận, chiếm đoạt tiền thuế GTGT và làm giảm nghĩa vụ thuế TNDN, chống gian lận thương mại, đồng thời vẫn tạo thuận lợi cho DN trọng hoạt động SXKD và thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN

Hai là: phân loại doanh nghiệp rủi ro cao về thuế và tăng cường công tác quản lý đối với doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản sử dụng hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp có trụ sở tại địa phương không có nguồn nguyên liệu; doanh nghiệp mới thành lập kinh doanh đa ngành nghề nhưng số vốn đăng ký thấp; doanh nghiệp có quy mô kinh doanh bất hợp lý (quy mô kinh doanh cao gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu); doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ…

Ba là: đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra công tác hoàn thuế và sử dụng hóa đơn, đặc biệt là giải pháp yêu cầu doanh nghiệp mới thành lập (hoạt động dưới 12 tháng) chỉ được tự in hóa đơn, đặt in hóa đơn khi có xác nhận của cơ quan thuế và phải báo cáo việc phát hành và sử dụng hóa đơn hàng tháng; tăng cường công tác kiểm tra sử dụng hóa đơn đối với doanh nghiệp mới thành lập, để tránh tình trạng thành lập doanh nghiệp, sau khi tự in hóa đơn, hoặc đặt in hóa đơn rồi bỏ trốn “ôm theo” hóa đơn bất hợp pháp

Bốn là: sửa đổi điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn theo hướng nhằm tăng cường kiểm soát đơn vị cung ứng phần mềm tự in hóa đơn. Từ đó cơ quan thuế có thể nắm rõ được số lượng khách hàng được cung cấp phần mềm tự in hóa đơn.

3.3.2.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, kiểm soát thuế thông qua mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính

Đối với cơ quan quản lý thuế việc phân tích báo cáo tài chính càng đặc biệt quan trọng hơn trong thực hiện cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế, cơ quan thuế tăng cường hỗ trợ, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Để tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát thuế cần thiết phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý và phát hiện sai phạm, từ đó khoanh vùng đối tượng thanh tra, kiểm tra. Trong phạm vi của luận văn tác giả không có tham vọng trình bày đầy đủ các mối quan hệ, chỉ xin phép được đề xuất một số chỉ tiêu phân tích và mối quan hệ giữa các báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tài chính.

Vẽ hình:

*Một số quan hệ cơ bản:

- Quan hệ giữa doanh thu, chi phí với tài sản và nợ phải trả:

Doanh thu chỉ được ghi nhận khi có sự tăng lên của tài sản/ giảm đi của nợ phải trả mà không phải do góp vốn

Chi phí chỉ được ghi nhận khi có sự giảm đi của tài sản/ tăng lên của nợ phải trả mà không do giảm vốn chia lãi

Lợi nhuận trong kỳ làm thay đổi của vốn chủ sở hữu sau khi loại trừ ảnh hưởng của các nghiệp vụ về tăng giảm vốn và chia lãi

- Quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận chưa phân phối

Mọi biến động về doanh thu và chi phí cuối cùng sẽ tác động đến bảng cân đối kế toán,khoản mục lợi nhuận chưa phân phối và thuế TNDN phải nộp

- Quan hệ giữa tài sản và chi phí

Chỉ tiêu phát sinh có thể hình thành tài sản hay được xem là chi phí Phân biệt khi nào là tài sản, khi nào là chi phí là một vấn đề phức tạp *Phân tích tỷ suất:

(1) Tỷ suất thử nhanh: Công thức :

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh

Tiền vào Tài sản Doanh thu

Tiền ra Nợ phải Chi phí

Tỷ suất thử nhanh = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền mặt + Chứng khoán có thể lưu thông trên thị trường + Tài khoản phải thu

Nợ ngắn hạn

Tỷ suất này càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp bấy nhiêu, cho nên khả năng trốn thuế, khai thiếu thuế, nợ thuế càng lớn

(2) Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu Công thức :

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu = Lãi gộp Doanh thu thuần

Tỷ suất njày cho biết mối quan hệ giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, cho nên nó càng thấp thì giá vốn càng cao, có thể cho thấy khối lươnghàng hóa mua vào dư thừa và số dư thừa quá mức hàng mua vào hoặc chi phí lao động quá cao cần phải kết hợp phân tích trên báo cáo tài chính và kiểm tra thực tế doanh nghiệp.

(3) Tỷ suất quay vòng vốn lưu động thuần Công thức :

Tỷ suất quay vòng vốn lưu động thuần = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

Tỷ suất này cho biết vòng quay của vốn lưu động trong một năm. Tỷ suất thấp ( so với năm trước hoặc so với doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề) chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả

(4) Tỷ suất nợ khó đòi trên doanh thu: Công thức:

Tỷ suất nợ khó dòi trên doanh thu = Các khoản nợ khó đòi Doanh thu

Tỷ suất này càng lớn thể hiện khả năng không thể thu được các khoản doanh thu trả chậm. Nợ khó đòi tăng lên là một dấu hiệu tiêu cực cho thấy rủi ro lớn hơn đối với các khoản phải thu dẫn đến khả năng thiếu thuế, nợ thuế càng lớn

(5) Tỷ suất quay vòng tài sản cố định: Công thức:

Tỷ suất quay vòng tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định thuần

Tỷ suất này cho biết khả năng sử dụng và chất lượng tài sản cố định. Tỷ suất thấp chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định kém hiệu quả, cần thu thập và phân tích thông tin về loại tài sản cố định, về tính hình tăng, giảm TSCĐ

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 72 - 77)