Điều kiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 35)

- Phương thức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội:

1.3 Điều kiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH

ĐBQH

ĐBQH

Quá trình lịch sử Việt Nam hiện đại cũng là quá trình Đảng cộng sản Việt Nam xác lập vị trí lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) đã xác định rõ: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của ĐBQH, Đoàn ĐBQH là yếu tố quan trọng bảo đảm hiệu quả hoạt động của đội ngũ này. Chính từ chủ trương của Đảng tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (ngày 29 tháng 11 năm 1991) “hướng lâu dài là Quốc hội chuyển dần sang

hoạt động thường xuyên” mà Luật tổ chức Quốc hội năm 1992 mới thể chế

hóa thành quy định: “đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và đại biểu làm việc theo chế độ không chuyên trách”. Trong những lần Đại hội Đảng gần đây, Đảng ta cũng xác định: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nâng cao chất lượng ĐBQH, tăng hợp lý số lượng ĐBQH chuyên trách; có cơ chế để ĐBQH gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri” 1

Như vậy, quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội của Đảng ta là một định hướng quan trọng nhằm tăng hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Quốc hội và ĐBQH nói chung, Đoàn ĐBQH nói riêng.

Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố bảo đảm hiệu quả hoạt động của ĐBQH, Đoàn ĐBQH còn thể hiện trong công tác lãnh đạo bầu cử ĐBQH của Đảng.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w