Tình hình tổ chức và hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội các khóa gần đây

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 51 - 55)

- Phương thức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội:

2.3 Tình hình tổ chức và hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội các khóa gần đây

các khóa gần đây

Quốc hội khoá XI được bầu ngày 19/5/2002 với 498 đại biểu, trong đó có 344 đại biểu ở địa phương và 154 đại biểu ở trung ương. Theo quy định

của Luật tổ chức Quốc hội và Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH, 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập 61 Đoàn ĐBQH. Khi chuẩn bị bầu cử ĐBQH khoá XI, UBTVQH khoá X dự kiến cơ cấu Đoàn ĐBQH ít nhất là 06 đại biểu, gồm 04 đại biểu địa phương và 02 đại biểu trung ương. Quá trình bầu cử, hầu hết các tỉnh, thành phố đạt được yêu cầu về cơ cấu như trên, trừ tỉnh Quảng Bình sau hiệp thương lần 3, do có trường hợp bất khả kháng nên Hội đồng bầu cử quyết định rút số lượng đại biểu được bầu cử từ 6 xuống còn 5 người, vì vậy Đoàn chỉ có 05 đại biểu và là Đoàn ít đại biểu nhất; Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh có 26 đại biểu là Đoàn đông nhất. Có 21 Đoàn có 06 đại biểu; 13 Đoàn có 07 đại biểu; 11 Đoàn có 08 đại biểu; 4 Đoàn có 09 đại biểu; 6 Đoàn có 10 đại biểu; 01 Đoàn có 13 đại biểu (Đoàn Hà Tây); 01 Đoàn có 15 đại biểu (Đoàn Nghệ An); 01 Đoàn có 17 đại biểu (Đoàn Thanh Hoá) và 01 có 21 đại biểu (Đoàn thành phố Hà Nội).

Về Trưởng Đoàn và Phó Trưởng Đoàn:

Theo Điều 61 của Luật Tổ chức Quốc hội và Điều 4, Điều 26 Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH thì Đoàn ĐBQH có Trưởng Đoàn và Phó Trưởng Đoàn với nhiệm vụ: tổ chức để các ĐBQH trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH và Đoàn ĐBQH; giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, UBTVQH, Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương.

Ngay từ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XI, các Đoàn đã bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn. Trong số 61 tỉnh, thành phố thì 60 tỉnh, thành phố bầu Trưởng Đoàn là lãnh đạo chủ chốt ở địa phương, riêng Đoàn Ninh Thuận có Trưởng Đoàn nguyên là Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh (vì khi bầu cử ĐBQH, người được dự kiến là lãnh đạo chủ chốt không trúng cử). Hầu hết các tỉnh, thành phố đều bầu 01 Phó Trưởng Đoàn, riêng Đoàn thành phố Hồ

Chí Minh bầu 03 Phó Trưỏng Đoàn, Đoàn Thái Bình bầu 02 Phó Trưởng Đoàn (01 ở địa phương và 01 ở cơ quan của Quốc hội).

Thực hiện chủ trương của UBTVQH, các địa phương đã phân công đại biểu làm nhiệm vụ chuyên trách ở Đoàn, trong đó 59 tỉnh, thành phố bố trí Phó Trưởng Đoàn chuyên trách như dự kiến, 01 tỉnh Trưởng Đoàn làm chuyên trách (Ninh Thuận); riêng Đoàn Bến Tre, ĐBQH chuyên trách ở Đoàn không giữ chức vụ Trưởng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH.

Với việc tổ chức các Đoàn đúng luật, cơ cấu hợp lý, có đủ Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn nên hoạt động của các Đoàn đã dần dần đi vào nề nếp. Một số Đoàn có Quy chế hoạt động của Đoàn, đã tạo điều kiện cho các đại biểu trong Đoàn (nhất là những đại biểu mới) thực hiện tốt nhiệm vụ đại biểu của mình ở địa phương.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 diễn ra ngày 22 tháng 5 năm 2011 đã bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội. Từ tháng 7/2011, các ĐBQH và đoàn ĐBQH khóa XIII chính thức đi vào hoạt động. Các Đoàn ĐBQH đã tiếp tục phát huy kết quả đạt được của Đoàn nhiệm kỳ trước, chủ động tổ chức các hoạt động theo quy định của Luật, Quy chế và chương trình hoạt động chung của Quốc hội.

Quốc hội khóa XIII hiện nay có 63 Đoàn đại biểu Quốc hội với 499 đại biểu (01 ĐBQH bị bãi nhiệm). Số lượng đại biểu Quốc hội ở các Đoàn đại biểu Quốc hội như sau: 45 Đoàn từ 5 đến 7 đại biểu (01 đoàn có 5 đại biểu), 14 Đoàn từ 8 đến 10 đại biểu, còn lại 4 Đoàn có trên 10 đại biểu, trong đó Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng đại biểu nhiều nhất là 30 đại biểu. Hiện nay, pháp luật không quy định việc thành lập tổ đại biểu, tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiều đoàn đông đại biểu, như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đã chủ động chia ra các tổ đại

biểu, việc lập các tổ đại biểu cũng là một hình thức tổ chức để các đại biểu gắn bó, phối hợp trong hoạt động.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội tiến hành bầu cử các chức danh, trong đó có việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, ủy viên các Ủy ban của Quốc hội. So với các nhiệm kỳ trước, số ĐBQH tham gia vào các cơ quan của Quốc hội cũng nhiều hơn; có Đoàn tất cả ĐBQH đều là thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (Đà Nẵng, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế…), đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đại biểu hoạt động hết khả năng của mình.

Về Trưởng, Phó trưởng đoàn: Ngay tại kỳ họp thứ nhất, theo chương

trình đã được Quốc hội thông qua, các đoàn đã tiến hành bầu Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn. Trong 63 đoàn, có 3 đoàn đã bầu 2 Phó trưởng đoàn (Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Nghệ An). Như vậy, tổng số Trưởng, Phó trưởng Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 128 người, gồm 63 Trưởng đoàn, 65 Phó Trưởng đoàn.

Trong số 63 Trưởng đoàn có:

- 25 người đã tham gia ít nhất 1 khóa Quốc hội, 38 người tham gia Quốc hội lần đầu;

- 23 người là Bí thư tỉnh, thành ủy; 29 người là Phó Bí thư tỉnh, thành ủy; 08 người là ủy viên Ban thường vụ tỉnh, thành ủy; 01 người là Tỉnh ủy viên; 01 người làm ở cơ quan trung ương (đ/c Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển về Viện KSNDTC); 01 người không tham gia cấp ủy (Đoàn Thái Bình);

- 46 người là thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Trong số 65 Phó Trưởng đoàn có:

- 22 người đã tham gia ít nhất 1 khóa Quốc hội, 43 người tham gia Quốc hội lần đầu;

- 7 người là ủy viên Ban thường vụ tỉnh, thành ủy; 46 người là tỉnh ủy viên; 12 người không tham gia cấp ủy;

- 63 người là thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Các đại biểu được phân công làm Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn ĐBQH cũng đã nhanh chóng sắp xếp, ổn định công việc, bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ mà đoàn giao.

Về đại biểu chuyên trách: Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII có 154 đại biểu Quốc hội chuyên trách, trong đó 64 đại biểu chuyên trách ở địa phương, 90 đại biểu chuyên trách ở trung ương. Trong số 64 đại biểu chuyên trách ở địa phương, có 05 người giữ chức vụ Trưởng đoàn, 57 người giữ chức vụ Phó trưởng đoàn, có 2 đại biểu chuyên trách không giữ chức vụ trong đoàn (ở Đoàn Đà Nẵng và Đoàn Đồng Tháp). Đến hết tháng 12/2011, 62/63 Đoàn đã ổn định nhân sự ĐBQH chuyên trách, còn 01 Đoàn chưa bố trí được ĐBQH chuyên trách (Trà Vinh).

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w