- Phương thức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội:
2.3.3. Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương trong các khóa Quốc hội gần đây
khóa Quốc hội gần đây
2.3.3.1. Hoạt động tiếp xúc cả tri
Trong hoạt động tiếp dân, tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội là người tổ chức việc tiếp dân và phân công đại biểu Quốc hội trong Đoàn định kỳ tiếp dân để nghe ý kiến, nguyện vọng
của nhân dân, nhận và chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đến cơ quan vad cá nhân có trách nhiệm; theo dõi, đôn đốc, yêu cầu các cơ quan hữu quan xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Đoàn đại biểu Quốc hội và người khiếu nại, tố cáo biết.
Điều 24, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội quy định:
- Phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ở địa phương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri;
- Tổ chức việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội; tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết; mời đại diện Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ở địa phương tham dự các buổi tiếp công dân của đại biểu Quốc hội; trong trường hợp cần thiết thì mời đại diện cơ quan hữu quan ở địa phương cùng tham dự để tiếp thu, xử lý những vấn đề liên quan;
Việc tiếp dân, giúp giải quyết đơn, thư khiếu tố và yêu cầu, kiến nghị của nhân dân là nhiệm vụ rất quan trọng của cơ quan dân cử. Để làm tốt hoạt dộng này, các Đoàn địa biểu Quốc hội cần quan tâm cải tiến nội dung và hình thức tiếp dân, tiếp xúc cử tri để hạn chế được tính hình thức của hoạt động này. Trên thực tế, lĩnh vực hoạt động này của các Đoàn đại biểu Quốc hội đã đạt một số kết quả. Một số Đoàn đã thường xuyên nghiên cứu, cải tiến phương thức và hình thức tiếp dân, phân công các đại biểu Quốc hội trong Đoàn theo định kỳ tiếp dân, phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các ngành có liên quan của tỉnh, thành phố cùng tiếp dân để có sự phối kết hợp chặt chẽ, phân công trách nhiệm trong việc giải quyết đơn từ của công dân. Tuy nhiên, Đoàn đại biểu Quốc hội
không phải là một cấp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực tiếp dân là để nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, nhận và chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân đến các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm; theo dõi, đôn đốc, yêu cầu các cơ quan hữu quan xem xét, giải quyết yêu cầu, kiến nghị của nhân dân và thông báo kết quả giải quyết cho Đoàn đại biểu Quốc hội và người khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức kiểm tra, đôn đốc các cơ quan hữu quan giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Theo báo cáo của Ban công tác đại biểu, năm 2010 các Đoàn ĐBQH đã tổ chức đầy đủ các đợt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 7, thứ 8, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về thời gian, thành phần, cách thức tiến hành..., đồng thời chú trọng việc cải tiến, đổi mới cách thức, nội dung các cuộc TXCT để nâng cao hiệu quả, thu hút đông người tham dự, cố gắng tránh gây cảm giác nhàm chán bằng nhiều hình thức như: tăng cường đối thoại giữa ĐBQH với cử tri, tăng các cuộc TXCT ở cơ sở thôn, ấp, bản...; phối hợp với HĐND tổ chức TXCT để vừa tiết kiệm thời gian cho cơ sở, vừa có thể kịp thời giải quyết những kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh. Việc trực tiếp báo cáo kết quả kỳ họp tại các kỳ họp của HĐND tỉnh và HĐND huyện, thị xã, thành phố để thông qua các vị đại biểu HĐND các cấp tuyên truyền, phổ biến đến cử tri kết quả kỳ họp cũng là một nét mới được một số Đoàn áp dụng (Đoàn Hà Tĩnh).
Hầu hết các Đoàn đã có sự cải tiến trong việc tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri ở những đơn vị bầu cử khác, ngoài đơn vị mà đại biểu được bầu (trước đây ĐBQH được bầu ở đơn vị bầu cử nào thường TXCT ở đơn vị bầu cử đó). Cách làm này tạo điều kiện cho các ĐBQH nắm toàn diện tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh, đồng thời cử tri của tỉnh cũng có điều kiện gặp gỡ
hầu hết các ĐBQH của tỉnh. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với ĐBQH là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, thành phố.
Song song với việc tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, một số Đoàn đã duy trì tốt hoạt động TXCT theo chuyên đề như : Đoàn Bến Tre (01 cuộc), Đoàn Bắc Kạn (2 cuộc), Đoàn Kiên Giang (04 cuộc),... Hoạt động TXCT ở nơi cư trú, nơi làm việc được nhiều đoàn và nhiều đại biểu quan tâm, chủ động tiến hành (Đoàn Đà Nẵng tổ chức được 2 cuộc tiếp xúc cử tri nơi cư trú ; Đoàn Tp. Hồ Chí Minh tổ chức được cho cả đại biểu công tác ở trung ương về TXCT ở nơi gia đình đang cư trú; Đoàn Thái Nguyên tổ chức cho đại biểu TXCT ở cơ quan nơi đại biểu đang làm việc).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, có Đoàn tự nhận xét rằng hoạt động TXCT có lúc, có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, coi đó là việc "đến hẹn lại lên", cử tri tham dự Hội nghị TXCT có ý kiến phát biểu với nội dung không mới, chủ yếu kiến nghị các quyền lợi cá nhân cho bản thân hoặc địa phương mình, ít có ý kiến tham gia góp ý đối với những vấn đề chung, khái quát liên quan đến tình hình phát triển KT-XH chung của địa phương và đất nước. Hình thức thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri chủ yếu là thông qua việc TXCT trước và sau kỳ họp, các hình thức khác chưa được tiến hành thường xuyên. Một số vị ĐBQH thiếu chủ động trong việc thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri, chủ yếu chỉ dựa vào sự trợ giúp của bộ máy giúp việc, hoặc do bận nhiều việc, không có thời gian nghiên cứu, theo dõi thông tin về tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương nên chưa giải thích kịp thời, đầy đủ những vấn đề cử tri đặt ra, chỉ ghi nhận để phản ánh làm cho cử tri không hài lòng và hiệu quả của cuộc TXCT chưa cao.
Tiếp dân, theo dõi và đôn đốc việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân là công việc được các đoàn rất quan tâm, nghiêm túc thực hiện và ngày càng đi vào nề nếp. Tùy tình hình địa phương mà các đoàn bố trí lịch
tiếp dân phù hợp. Ví dụ: Với địa bàn đông dân cư và phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn đã tổ chức tiếp công dân khá thường xuyên (3 lần/tuần); Đoàn Hà Nội tổ chức tiếp công dân vào sáng thứ 6 hàng tuần tại 2 địa điểm. Một số tỉnh có địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, không có nhiều dự án liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng thì số lượng người dân có khiếu nại tố cáo ít hơn nên Đoàn ĐBQH chỉ tổ chức tiếp dân 1 đến 2 lần/tháng vào một ngày cố định. Lịch tiếp dân đều được các đoàn thông báo công khai để người dân biết. Một số Đoàn còn cử đại biểu tham gia các buổi tiếp công dân của Uỷ ban nhân dân tỉnh, nên đã có thêm thông tin về quá trình giải quyết, trực tiếp góp ý kiến với cơ quan có thẩm quyền, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan này.
Cùng với việc duy trì đều đặn các buổi tiếp dân theo lịch, các đoàn đều có những bước cải tiến nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này. Ví dụ: Đoàn Hà Nội giao cho Văn phòng Đoàn ĐBQH và HDND thành phố định kỳ làm việc với quận, huyện, thị xã để rà soát, đôn đốc giải quyết đơn thư do Đoàn chuyển đến; Đoàn Phú Thọ phối hợp với Thường trực HĐND, UBND tổ chức họp giao ban về công tác tiếp dân với các cơ quan liên quan để tháo gỡ những vướng mắc, giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp, kéo dài. Kết quả là, so với trước, tỉ lệ đơn thư được trả lời được tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động tiếp dân, đôn đốc giải quyết đơn thư, các Đoàn đã tham gia nhiều ý kiến với lãnh đạo địa phương, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương.
Theo báo cáo của 59 Đoàn ĐBQH, năm 2010 các Đoàn đã tiếp 8.334 lượt, trong đó có 303 lượt đoàn đông người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; nhận được 14.213 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị. Trong đó có 8.400 đơn khiếu nại, 1.394 đơn tố cáo, còn lại là kiến nghị, phản ánh. Các Đoàn đã
nghiên cứu, xử lý và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết 4.656 đơn, thư và nhận được 2.463 văn bản trả lời, đạt 52,8%, tăng 1,8% so với năm 2009. Có được kết quả đó là do các Đoàn đã chủ động, tích cực theo dõi, đôn đốc, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với các đơn, thư đã chuyển, trong đó phải kể đến các Đoàn: Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Nam, Kiên Giang, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Thái Nguyên... Nhiều Đoàn đã chủ động tổ chức giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại cụ thể, nhất là các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài (Đoàn Hà Nội, Thanh Hoá, Hậu Giang, An Giang, Đồng Nai, Đắk Nông, Cần Thơ, Hà Nam…). Nhờ đó, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đã có chuyển biến tích cực. Đóng góp một phần không nhỏ trong kết quả này phải kể đến vai trò nòng cốt của các ĐBQH hoạt động chuyên trách là trưởng, phó đoàn trong việc tổ chức, duy trì các hoạt động của đoàn, trong đó có công tác tiếp dân.
Tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XII, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã tổ chức được 176 cuộc tiếp xúc cử tri với hơn 2 vạn cử tri tham dự, nhận và xử lý trên 250 đơn khiếu nại, tố cáo của công dân. Có xã, phường Đoàn tiến hành tổ chức tiếp xúc được 2 đến 3 lần.
Đối tượng tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội cũng đã được mở rộng, tiếp xúc với nhiều đối tượng hơn như: Nhân dân, lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức. Đoàn đã thay đổi hình thức tiếp xúc cử tri, không chỉ tập trung ở trung tâm các xã mà đi sâu vào tiếp xúc với nhân dân đến tận các khu phố, thôn bản để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân.
Đoàn Đại biểu Quốc hội đã lựa chọn tiếp xúc cử tri ở những đơn vị có nhiều vấn đề cử tri đang bức xúc, hoặc những nơi còn nhiều vấn đề tồn đọng chưa được giải quyết.
Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các đại biểu Quốc hội đã góp phần tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giải thích những vướng mắc cho nhân dân, làm cầu nối thông tin 2 chiều giữa cử tri và các cơ quan chức năng.
Ngoài việc tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri, Đoàn Đại biểu Quốc hội đã tổ chức các cuộc làm việc với các cơ quan cấp tỉnh để nghe báo cáo tình hình và các kiến nghị, đề xuất trước mỗi kỳ họp Quốc hội.
Qua tiếp xúc cử tri, Đoàn đã kịp thời tổng hợp ý kiến báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các Bộ, ngành Trung ương yêu cầu được trả lời để Đoàn Đại biểu Quốc hội có cơ sở trả lời ý kiến của cử tri. Đoàn Đại biểu Quốc hội cũng đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi, giải quyết của các Bộ, ngành và lựa chọn những nội dung quan trọng yêu cầu đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết thực hiện, được nhân dân rất hoanh nghênh.
Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn của địa phương Đoàn có tổng hợp riêng gửi đến từng địa chỉ cụ thể để giải quyết.
Tuy nhiên, công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân tại các Đoàn đại biểu Quốc hội vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đó là: trong một số trường hợp do các cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm trong việc xem xét, xử lý, giải quyết kịp thời, xác đáng những khiếu kiện của công dân, thậm chí có lúc, có việc còn đùn đẩy trách nhiệm; vẫn còn tình trạng khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người, kéo dài nhiều lần. một số đại biểu công tác ở trung ương do bận công việc chuyên môn nên chưa thực hiện được đầy đủ việc tiếp công dân theo quy định; việc tiếp công dân một số Đoàn chủ yếu do đại biểu chuyên trách đảm nhiệm; một số đại biểu khi chuyển đơn, thư của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết không
thông tin kịp thời về Đoàn dẫn đến sự chồng chéo trong việc xử cũng như gây khó khăn cho việc tổng hợp, theo dõi chung của Đoàn; cá biệt có trường hợp, đại biểu Quốc hội khi nhận được đơn, thư khiếu nại, tố cáo lại chuyển đến cơ quan của Quốc hội để yêu cầu giải quyết.
2.3.3.2. Hoạt động tham gia xây dựng pháp luật
Trong hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH, xây dựng pháp luật luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Đồng thời, các ĐBQH và Đoàn ĐBQH cũng xác định vai trò là cầu nối của Quốc hội với cử tri trong hoạt động thể hiện ý chí của đại đa số nhân dân lao động, vì vậy, trước các kỳ họp Quốc hội, các Đoàn ĐBQH đều đã phối hợp chặt chẽ với UBMTTQVN, các tổ chức, đoàn thể, các ngành chuyên môn của địa phương tổ chức tốt việc lấy ý kiến tham gia vào các dự án luật. Trong hời gian qua, khi nhận được dự thảo luật, các Đoàn nhanh chóng tổ chức Hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý ở địa phương, những người có kiến thức chuyên môn sâu về những lĩnh vực mà dự án luật điều chỉnh; trong đó các đoàn đều chú trọng tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của dự án luật đó. Một số đoàn mở rộng diện trao đổi, xin ý kiến đến các cơ quan, tổ chức, trường học để thu thập được nhiều hơn, đa dạng hơn ý kiến đóng góp của đông đảo nhân dân. Các ý kiến đóng góp đều các đoàn tổng hợp và gửi kịp thời về UBTVQH để xem xét, tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo luật. Năm 2010, tiêu biểu trong hoạt động này phải kể đến các đoàn: Đoàn Tp Hồ Chí Minh (tổ chức được 28 cuộc); Đà Nẵng (19 cuộc); Lâm Đồng (14 cuộc)... Các đoàn này với ưu thế là số lượng ĐBQH nhiều, nên đã phân công ĐBQH thành từng nhóm nghiên cứu sâu các dự án luật theo nhóm ngành như kinh tế, xã hội, tư pháp,… để góp ý kiến cũng như chủ trì các hội nghị, hội thảo góp ý vào các dự án Luật.
Ngoài các hoạt động theo chương trình, kế hoạch chung, việc tham gia các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo luật do Ban soạn thảo tổ chức cũng được một số Đoàn tham gia tích cực, như Đoàn Nghệ An tham gia hội nghị trực tuyến do Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức để góp ý vào dự án Luật khoáng sản (sửa đổi)....
ĐBQH chuyên trách địa phương luôn là nòng cốt ở các Đoàn ĐBQH,