Điều 61 Luật tổ chức Quốc hội

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 72)

- Phương thức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội:

8Điều 61 Luật tổ chức Quốc hội

ĐBQH quy định: "Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Được Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội uỷ nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Điều 26 của Quy chế này; 2. Tham gia Đoàn Công tác, Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội; 3. Được mời dự các hội nghị, lớp học, tập huấn theo chức danh lãnh đạo địa phương; 4. Được mời dự các cuộc họp thường kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cuộc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Trong khi đó, tại các địa phương đại biểu Quốc hội chuyên trách đại đa số là Phó trưởng đoàn chuyên trách. Theo quy định như đã nêu trên thì địa vị pháp lý của Phó trưởng đoàn chuyên trách không rõ ràng từ đó làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Đoàn ĐBQH.

Địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH chưa rõ, quy chế hoạt động của các Đoàn ở từng địa phương thì khác nhau, không thống nhất. Việc phối hợp giữa Đoàn ĐBQh với các cơ quan của Quốc hội gặp nhiều khó khăn chẳng hạn như trong công tác giám sát về đơn thư khiếu nại tố cáo … cần phải có sự chỉ đạo điều hòa của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với Đoàn đại biểu Quốc hội trong cùng một chương của Luật là chưa hợp lý, vì đại biểu Quốc hội là chủ thể đặc biệt duy nhất tham gia hoạt động Quốc hội với tư cách cá nhân, là chủ thể duy nhất do cử tri trực tiếp bầu ra bằng lá phiếu của mình. Do đó việc ghép chế định đại biểu Quốc hội với chế định Đoàn đại biểu Quốc hội cũng chưa phải là đảm bảo logic, ít nhất là chưa đảm bảo tương quan với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mối quan hệ công

tác, về tính gắn kết hoạt động theo thời gian. Thực tế đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương thì gắn hoạt động với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội (là những tổ chức ổn định) nhiều hơn là gắn với hoạt động ở Đoàn đại biểu Quốc hội. Việc gắn hoạt động với Đoàn đại biểu Quốc hội của đại biểu Quốc hội chủ yếu diễn ra vào giai đoạn cận kề kỳ họp, ngay tại thời gian diễn ra kỳ họp và ngay sau khi kết thúc kỳ họp (thời gian gắn bó không nhiều chỉ khoảng trên dưới 3 tháng/1 năm và khoảng cách địa lý cũng là một rào cản). Chỉ những đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương cần có nơi sinh hoạt chung cho nhiệm vụ đại biểu nhân dân nên những đại biểu này mới cần sự gắn kết với Đoàn đại biểu Quốc hội. Song, đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách thì thời gian công tác cũng chủ yếu dành cho công việc chuyên môn, chỉ dành được khoảng 1/3 thời gian là phục vụ công tác đại biểu. Duy nhất chỉ có đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương là thời gian gắn bó nhiều nhất với Đoàn đại biểu Quốc hội, nhưng số lượng cũng chỉ là 01 đại biểu Quốc hội/Đoàn đại biểu Quốc hội.

Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội còn chưa được phân định rõ ràng, cụ thể trong Luật, thậm chí lẫn lộn nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm ngay trong cùng một điều. Có những điều nếu hiểu là quyền cũng đúng, mà hiểu là nhiệm vụ cũng không sai10. Trong khi đó, chế định về đại biểu Quốc hội lại không có điều, khoản riêng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như chế định Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội... ; Chưa có tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 72)