UBTVQH trực tiếp tiến hành giám sát 2 chuyên đề:“Việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II (200-2010); việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 67 - 70)

- Phương thức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội:

6 UBTVQH trực tiếp tiến hành giám sát 2 chuyên đề:“Việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II (200-2010); việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc

Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010); việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo

Trong các ngày diễn ra phiên chất vấn trực tiếp, không khí hội trường rất sôi nổi, các vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm đều được các đại biểu đặt ra nhiều câu hỏi thiết thực để người đứng đầu các cơ quan Nhà nước giải trình báo cáo. Đại biểu Quốc hội đã chủ động tìm hiểu thông tin thực tiễn, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri, nghiên cứu kỹ các báo cáo để có các câu hỏi sắc sảo, theo sát các vấn đề đang thảo luận, trao đổi đến cùng, đề cập đến những vấn đề thời sự, bức xúc của thực tiễn cuộc sống. Chất lượng chất vấn và trả lời đã được nâng lên một bước, thể hiện sự tích cực, trách nhiệm của các ĐBQH. Trong phiên chất vấn, có những ý kiến phát biểu thể hiện thái độ rất thẳng thắn trên tinh thần xây dựng và phù hợp với quy định của pháp luật, được cử tri hoan nghênh. Không dừng ở việc nêu câu hỏi chất vấn, có đại biểu còn nêu những kiến nghị giải pháp, đóng góp vào việc hoạch định chính sách của các Bộ, ngành...

Ngoài hoạt động chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, thực hiện chủ trương tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, nhiều vị ĐBQH đã gửi chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp. Tại phiên họp tháng thứ 29 (tháng 3/2010) Ủy ban thường vụ Quốc hội, đã có một số chất vấn của ĐBQH gửi tới 3 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành là Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ trưởng Bộ xây dựng và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, về các vấn đề: quản lý giá cả, giải pháp kiềm chế lạm phát; phát hành và sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ; trách nhiệm quản lý nhà nước về thuế, hóa đơn đỏ; vốn và tài sản ở các doanh nghiệp nhà nước; quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn lao động trong xây dựng; quản lý các khu đô thị; quy hoạch xây dựng; việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm thẩm phán; thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác xét xử, thực trạng công tác xét xử về tranh chấp đất đai.

Tham dự phiên họp về chất vấn và trả lời chất vấn tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội có các đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương và một số địa phương cùng một số đại biểu Quốc hội có câu hỏi chất vấn bằng văn bản đã gửi trước đó. Chất vấn tại phiên họp của UBTVQH cũng diễn ra sôi nổi không kém chất vấn tại kỳ họp. Ngoài các vị Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn, được sự cho phép của chủ trì phiên họp, một số Bộ trưởng, trưởng ngành khác đã tham gia giải trình, trả lời làm rõ thêm những vấn đề liên quan mà ĐBQH quan tâm.

Việc phối hợp tổ chức giám sát của Đoàn ĐBQH với giám sát của HĐND

cấp tỉnh để phát hiện, chấn chỉnh những việc không đúng pháp luật của các cơ quan, tổ chức ở địa phương, kết hợp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời giải tỏa những bức xúc, góp phần ổn định kinh tế - xã hội địa phương,... cũng được nhiều đoàn chú trọng.

Việc giám sát bằng hình thức chất vấn: Thực hiện Nghị quyết của Quốc

hội khóa XIII về hoạt động chất vấn, đồng thời để giảm tải cho chất vấn trong kỳ họp, UBTVQH đã tổ chức chất vấn tại phiên họp thứ 6 (trước kỳ họp thứ ba của Quốc hội) và phiên họp thứ 10 (trước kỳ họp thứ tư của Quốc hội). Các phiên chất vấn này được tổ chức truyền hình trực tiếp và kết nối trực tuyến tới 63 Đoàn ĐBQH. Đã có 120 lượt ĐBQH nêu câu hỏi chất vấn trực tiếp với các vị Bộ trưởng, trưởng ngành. Hầu hết các đồng chí Phó Trưởng Đoàn chuyên trách chủ trì tổ chức cho Đoàn tham gia chất vấn trực tiếp, nhiều ĐBQH kiêm nhiệm ở địa phương cũng đã thu xếp công việc tích cực tham gia phiên chất vấn trực tuyến. Ngoài ra, có 29 ĐBQH thuộc 23 Đoàn gửi 41 chất vấn bằng văn bản tại phiên thứ 6; có 20 ĐBQH ở 17 Đoàn gửi 43 chất vấn bằng văn bản tại phiên thứ 10 tới 5 Bộ trưởng, trưởng ngành7.

7() Phiên họp thứ 6 chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Phiên thứ 10 chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội và

Về xem xét báo cáo: Trong các kỳ họp, các ĐBQH đều phát huy tinh thần trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát tối cao tại kỳ họp thông qua việc xem xét báo cáo và chất vấn đối với các thành viên Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC.

Về chất vấn: Trong các phiên chất vấn trực tiếp, các ĐBQH đã đặt những câu hỏi thẳng thắn với tinh thần xây dựng. Không khí sôi nổi tại phiên chất vấn đã thể hiện sự tích cực, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao của các ĐBQH.

2.4. Nguyên nhân

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Đối với ĐBQH chuyên trách ở địa phương: Hiến pháp 1992 cũng chưa đề cập, mà chỉ có quy định về người giữ các chức vụ Trưởng đoàn. Theo đó, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ sau đây8: "1. Tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện các nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội và nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội; 2. Giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương và Văn phòng Quốc hội".

Nhưng nhiệm vụ của Phó trưởng đoàn lại không được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội mà được quy định trong Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH (ban hành kèm theo Nghị quyết 08 năm 2002), theo đó, Phó Trưởng đoàn có nhiệm vụ9: "giúp Trưởng đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng đoàn được Trưởng đoàn uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng đoàn".

Đối với ĐBQH chuyên trách ở địa phương không giữ các chức vụ Trưởng, hoặc Phó Đoàn, tại Điều 21 Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w