Giải pháp về hoạt động

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 94 - 101)

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, tạo năng lực pháp lý thực sự cho ĐBQH chuyên trách hoạt động có hiệu quả

3.2.2.Giải pháp về hoạt động

3.2.2.1. Bộ máy giúp việc của Đoàn ĐBQH Quốc hội

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Đoàn ĐBQH phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn và phức tạp. Để hoàn thành nhiệm vụ, Đoàn ĐBQH phải sử dụng một số lượng đội ngũ các chuyên viên, chuyên gia, thư ký. Đội ngũ này được tổ chức thành bộ máy giúp việc Đoàn ĐBQH và đại biểu Quốc hội ở địa phương. Trong điều kiện nước ta chưa có đội ngũ giúp việc riêng của từng ĐBQH thì việc cần làm là phải củng cố bộ máy giúp việc của ĐBQH ở trung ương – đó là Văn phòng Quốc hội và bộ máy giúp việc chuyên môn của ĐBQH, Đoàn ĐBQH ở địa phương – đó là Phòng công tác ĐBQH của Văn phòng Đoàn ĐBQH và Hội đồng nhân dân ở địa phương. Khi đa số đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, đội ngũ cán bộ giúp việc không chỉ san sẻ gánh nặng chuyên môn, mà còn bù đắp rất nhiều cho sự khủng hoảng thiếu thời gian của đại biểu và tiết kiệm rất nhiều thời gian cho đại biểu. Bởi vậy, ở đây đầu tư vào đội ngũ cán bộ giúp việc là một sự đầu tư ít tốn kém.

Trong hoạt động về xây dựng pháp luật cũng như trong các mặt hoạt động khác của Đoàn ĐBQH và đại biểu Quốc hội, bộ máy giúp việc đóng vai trò quan trọng, cụ thể là vừa thực hiện nhiệm vụ của cơ quan tham mưu và cơ quan giúp việc. Với vị trí là cơ quan tham mưu cho ĐBQH, Đoàn ĐBQH

trong hoạt động lập pháp, bộ máy giúp việc có trách nhiệm thực hiện việc cung cấp thông tin về nội dung những vấn đề của các dự án luật trình Quốc hội thảo luận, thông qua; dự thảo ý kiến, phân tích vấn đề và đề xuất chính kiến; tham mưu về quy trình, thủ tục hoạt động lập pháp của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Với vị trí là cơ quan giúp việc của Đoàn ĐBQH, đại biểu Quốc hội ở địa phương, bộ máy giúp việc có trách nhiệm tổ chức để ĐBQH thực hiện chương trình công tác của Quốc hội; tổ chức, tập hợp các chuyên gia, cộng tác viên theo từng nội dung, chuyên đề để cho Đoàn ĐBQH, đại biểu Quốc hội tiếp cận nội dung; bảo đảm các nguồn lực phục vụ hoạt động (tài chính, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật…); các công việc hành chính, văn thư, lưu trữ…

Về vấn đề tổ chức bộ máy. Chúng ta đang muốn xây dựng một Quốc hội chuyên nghiệp và hướng tới là phải chuyên nghiệp. Hiện nay, chúng ta đang tăng cường số lượng đại biểu chuyên trách lên. Nhưng có đại biểu chuyên trách rồi thì chúng ta phải có cơ quan giúp việc cho mang tính chuyên nghiệp. Có chuyên nghiệp thì Quốc hội mới hoạt động tốt được. Trước khóa XI có những bất cập của bộ máy giúp việc. Những bất cập này đã được khóa XI khắc phục, tức là thành lập văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội riêng. Đến khóa XII khi chưa tổng kết, đánh giá hoạt động của cơ quan này, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết 545/2007/UBTVQH12 thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Thực tế hiện nay, hoạt động của Văn phòng là thực sự không hiệu quả.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị tách văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội riêng ra như khóa XI để đảm bảo cho hoạt động của đại biểu tốt hơn, hoạt động của bộ

phận giúp việc chuyên nghiệp hơn thì sẽ giúp được Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội nhiều hơn.

3.2.2.2. Vai trò của nguồn lực chuyên gia và bộ máy giúp việc

Nhiều đại biểu qua các nhiệm kỳ có than phiền về tình trạng có những vấn đề chuyên sâu, đại biểu nắm không vững nên khó quyết và nhấn mạnh đến vai trò của các chuyên gia trong tất cả các hoạt động11, đại biểu đơn độc trong hoạt động lập pháp vì thiếu các điều kiện hỗ trợ12. Nhận ra vai trò then chốt của các nguồn lực như thông tin, chuyên gia để hỗ trợ ĐBQH nhận biết, phân tích vấn đề và thực hiện quyền của mình, ông Dương Trung Quốc cho rằng ĐBQH phải có bộ máy giúp việc. Bởi vì trong số những trường hợp mà ĐBQH xử lý, nhiều lúc thấy mình chưa đủ năng lực về pháp luật để có thể phân định được, phát biểu được ý kiến của mình13. Ông khẳng định: “người đáng được trợ giúp pháp lý nhất chính là ĐBQH, bởi vì đại biểu, trong đó có tôi, không phải là những người am hiểu hết tất cả các vấn đề của luật pháp”.

Hơn nữa, các ĐBQH là những chính khách, hoạt động theo nhiệm kỳ, nhất là ở nước ta mỗi nhiệm kỳ chỉ có khoảng ¼ số ĐBQH tái cử, còn lại là đại biểu mới, nhưng bộ máy giúp việc có tính ổn định lâu hơn, họ tích tụ hầu hết trải nghiệm của các cơ quan dân cử. Nói như các chuyên gia nước ngoài, họ là “bộ nhớ thể chế” của nghị viện14. Họ sẽ là những người truyền lại khối kiến thức, thông tin qua các khóa cho ĐBQH.

Đối với nguồn lực chuyên gia bên ngoài Quốc hội, các nhà khoa học có thể tham gia vào bất kỳ một giai đoạn nào của quá trình xây dựng pháp luật, từ việc tham gia phân tích chính sách, đến việc trực tiếp soạn thảo, tham gia

11 Xem: NCLP, “5 năm, cái nhìn của những người trong cuộc”, Nghiên cứu Lập pháp, số 4/2002.12 Lê Nhung-Xuân Linh, “Luật Đất đai sửa nhiều lần vẫn lửng lơ”, Vietnamnet, 23/10/2008. 12 Lê Nhung-Xuân Linh, “Luật Đất đai sửa nhiều lần vẫn lửng lơ”, Vietnamnet, 23/10/2008.

13 Tùng Anh, Blog của ông nghị "Quốc Xưa Nay": Trình làng!!!, http://www.lanhdao.net, 17/7/2007.

14 Ken Coghill, Peter Holland, Kevin Rozzoli, Genevieve Grant, “Tìm hiểu nhu cầu của tân nghị sĩ: Nghiên cứu chương trình tập huấn dành cho các thượng nghị sĩ mới được bầu ở Úc”, Hội thảo về Phương pháp tập cứu chương trình tập huấn dành cho các thượng nghị sĩ mới được bầu ở Úc”, Hội thảo về Phương pháp tập

đánh giá, thẩm định…15 Sự tham gia của các nhà khoa học là sự hỗ trợ những luận cứ khoa học cho các ĐBQH trong khi xem xét, thông qua các đạo luật. Đặc biệt là khi xem xét những văn bản có liên quan đến các vấn đề chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau. Như vậy, một Quốc hội hoạt động tốt không thể thiếu các nguồn lực hỗ trợ mạnh về chuyên gia và bộ máy giúp việc.

3.2.2.3. Yếu tố tài chính hỗ trợ Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội Để vận hành có hiệu quả một cơ chế hoạt động nói chung nào đó và cơ chế hỗ trợ Đoàn ĐBQH và đại biểu Quốc hội nói riêng thì bên cạnh các yếu tố về nhân lực, về khoa học, công nghệ, yếu tố tài chính là yếu tố quan trọng, không thể thiếu. Đây chính là sự bảo đảm vận hành của cơ chế, bảo đảm tính khả thi trong thực hiện cơ chế. Đầu tư về tài chính dù ở mức độ nào đều được coi là điều kiện đảm bảo, đó là phương tiện nhằm phục vụ cho mục tiêu đề ra, nhưng mặt khác đây cũng là động lực của hoạt động, giúp cho Đoàn ĐBQH, đại biểu Quốc hội hoạt động độc lập, chủ động và hiệu quả hơn. Các cơ quan giúp việc cần đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động của Đoàn ĐBQH, đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp, cụ thể như:

- Về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của ĐBQH;

- Kinh phí tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc trách nhiệm của ĐBQH trong quy trình lập pháp;

- Kinh phí thuê chuyên gia, cộng tác viên;

- Kinh phí để bồi dưỡng, đào tạo ĐBQH về năng lực chuyên môn;

- Chi phí bồi dưỡng sức lao động của ĐBQH trong hoạt động lập pháp trong điều kiện về chế độ tiền lương như hiện nay ở nước ta.

Cần phải xây dựng chế độ, định mức sử dụng kinh phí mang tính đặc thù phục vụ cho hoạt động lập pháp của ĐBQH, chế độ định mức này phải mang 15NguyễnMinh Đoan, “Phát huy vai trò của nhà khoa học trong xây dựng pháp luật”, Nghiên cứu Lập pháp,

tính động viên, hơn hẳn chế độ, định mức chi thường xuyên khác. Bên cạnh đó, cũng phải xây dựng các chế độ về tài chính rất cụ thể để giúp ĐBQH trong các công đoạn cụ thể của hoạt động lập pháp. Ví dụ, để đảm bảo cho ĐBQH thực hiện quyền trình dự án luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định “Văn phòng Quốc hội đảm bảo điều kiện cần thiết cho Ban soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh do ĐBQH trình”. Trong việc bảo đảm các điều kiện thì điều kiện tài chính là rất quan trọng.

KẾT LUẬN

Việc xây dựng một Quốc hội mạnh, thực quyền để đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tuy nhiên muốn có được một Quốc hội mạnh, muốn hướng đến xây dựng một Quốc hội chuyên nghiệp, thực quyền, trước hết phải bắt đầu từ vai trò, trách nhiệm của từng ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội và Đoàn ĐBQH.

Hiện nay, nhìn chung kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, mặt này mặt khác còn hình thức, chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động cho Đoàn ĐBQH ở địa phương cần thiết phải có sự sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ... cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội ở các địa phương có vai trò hết sức quan trọng giữa hai kỳ họp của Quốc hội hiện nay, đặc biệt là thông qua các hình thức: hoạt động tiếp xúc cử tri và hoạt động tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân; hoạt động tham gia xây dựng pháp luật; tham gia hoạt động giám sát; hoạt động của Đoàn ĐBQH tại các kỳ họp; mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức tại địa phương, đặc biệt là địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH.

Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động của Đoàn ĐBQH, luận văn đã cố gắng đi vào phân tích những mặt đạt được và phần hạn chế cần khắc phục trong tổ chức và hoạt động của Đoàn ĐBQH. Đồng thời,

luận văn cũng bước đầu đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm bảo đảm cho hoạt động của Đoàn ĐBQH ngày càng có hiệu quả.

Thông qua việc đánh giá thực trạng và luận giải nguyên nhân của thực trạng hiệu quả hoạt động, luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần bảo đảm hiệu quả tổ chức và hoạt động của Đoàn ĐBQH ở nước ta hiện nay, cũng như một cách kiến giải cho việc bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan này trong các nhiệm kỳ Quốc hội tới, tiến tới xây dựng Đoàn ĐBQH hoạt động ngày càng tốt hơn, góp phần vào kết quả hoạt động chung của Quốc hội Việt Nam.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 94 - 101)