Bệnh khô cành, khô quả

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu tính thích ứng của một số dòng cà phê vối chọn lọc tại bảo lộc lâm đồng (Trang 40 - 41)

Bệnh khô cành, khô quả là bệnh nguy hiểm thứ hai sau bệnh gỉ sắt hại trên cây cà phê. Bệnh làm cho quả, cành cà phê bị khô và dẫn ñến chết cây. Bệnh ñược phát hiện phổ biến ở ấn ðộ vào năm 1918 và nó gây hại nặng vào năm 1928. Năm 1960 bệnh gây dịch ở Kenya và làm giảm ñến 50% sản lượng cà phê ở ñây [13][14].

Tại Việt Nam bệnh khô cành, khô quả ñược phát hiện vào năm 1930, cho ñến nay việc tăng diện tích cà phê chè ở các tỉnh Tây Nguyên thì tỷ lệ cây bệnh và mức ñộ gây hại cũng tăng theo. Trên cây cà phê vối cũng thấy xuất hiện bệnh này tuy nhiên nó chưa ảnh hưởng ñến sinh trưởng và phát triển của cây cà phê vối [14].

Bệnh khô cành, khô quả có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh: do nấm

Colletotrichum Coffeanum Noack (trên quả), ñược gọi là bệnh CBD (Coffee Berry Disease); hay bệnh do vi khuẩn Pseudomonas syringea, Pseudomonas garcae và bệnh có thể do sinh lý làm khô cành và quả.

Các kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu cà phê cho thấy tại Tây Nguyên hiện nay có sự có mặt của hai nguyên nhân: sinh lý và nấm bệnh, mà nấm Colletotrichum coffeanum là một trong nhiều loài Colletotrichum ñã ñược phân lập trên cà phê chè Catimor tại các tỉnh Tây Nguyên [14].

Bệnh xuất hiện trên quả, cành và lá, bệnh có thể xuất hiện ngay trong thời kỳ cây ra hoa và gây hại năng nhất nếu ñợt bệnh trùng với thời kỳ quả non. Tại ðăk Lăk bệnh bắt ñầu phát triển từ tháng 5, tăng nhanh từ tháng 6 và ñạt ñỉnh cao vào tháng 10. Trên cành, bệnh phát sinh muộn hơn, tăng nhanh từ tháng 8 và ñến tháng 10 thì bệnh phát triển chậm lại. Hiện tượng khô cành, khô quả thường xuất hiện ở những vườn cà phê kinh doanh có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……… 41

năng suất cao nhưng ñầu tư phân bón thấp [13][14].

Các biện pháp phòng trừ chủ yếu ñược áp dụng hiện nay là bón phân cân ñối cũng có thể hạn chế ñược bệnh. Chọn giống cà phê có khả năng chống bệnh khô cành, khô quả cũng ñược một số nước trên thế giới tiến hành nghiên cứu. Tại Kenya cũng ñã cho ra rất nhiều giống kháng bệnh khô cành, khô quả ñã ñược phổ biến trong sản xuất. Có thể sử dụng các loại thuốc gốc ñồng, Capatafol, các loại thuốc nội hấp, tuy nhiên nấm

Colletotrichum coffeanum rất nhanh chóng kháng các thuốc này [13][14]. Ngoài 2 loại bệnh trên, cây cà phê còn xuất hiện bệnh nấm hồng và các loại bệnh hại rễ cũng rất nguy hiểm, tuy nhiên hiện nay thì hai loại bệnh này chưa nhiều và không gây hại nghiêm trọng ñối với cây cà phê.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu tính thích ứng của một số dòng cà phê vối chọn lọc tại bảo lộc lâm đồng (Trang 40 - 41)