Giải quyết các tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 115 - 121)

3. Kết cấu của luận án

2.4.1. Giải quyết các tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

theo thủ tục khiếu nại trong lao động

Về người khiếu nại liên quan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ, họ sẽ có các quyền

uy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 04/2005/NĐ-CP ngày 11/1/2005 như sau: tự mình hoặc thông ua người đại diện hợp pháp để thực hiện khiếu nại; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của NSDLĐ và Thanh tra viên lao động thì có quyền khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở; sau đó là Chánh thanh tra Bộ (nếu cần); được bồi thường, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm. Họ có thể rút đơn khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết. Ngoài ra, người khiếu nại còn có các quyền theo Điều 12 Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011. Các quyền này phản ánh bản chất chính trị xã hội của Nhà nước ta, hướng tới quyền lợi của NLĐ, tạo thuận lợi cho NLĐ khi khiếu nại bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Bên cạnh đó, người khiếu nại về đơn phương chấm dứt HĐLĐ có các ngh a vụ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 04/2005/NĐ-CP: Phải gửi đơn khiếu nại tới đúng người có thẩm quyền giải quyết. Đây là một ngh a vụ mang tính chất bắt buộc để có thể giải quyết nhanh chóng vụ việc, đảm bảo quyền lợi cho họ. Đơn phải nêu rõ lý do, nội dung khiếu nại, trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cần thiết (nếu có) chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại và các thông tin, tài liệu chứng cứ đã cung cấp và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Các uy định này đã tạo tâm lý yên tâm cho NLĐ khi họ khiếu nại các hành vi vi phạm pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền trong thực tế không phải là điều dễ dàng, nhiều trường hợp NLĐ sợ không dám khiếu nại vì có nguy cơ mất việc rất cao.

Về người bị khiếu nại, họ cũng có các uyền và ngh a vụ tương ứng được Luật Khiếu

nại 2011 (Điều 13) và khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định 04/2005/NĐ-CP uy định, như: Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại; được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp th o đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại. Thế nhưng, để thực hiện điều này thì không hề đơn giản, nhất là trong trường hợp NSDLĐ vi phạm pháp luật thì họ sẽ che dấu, thậm chí là hủy b các tài liệu chứng cứ có liên uan để cơ uan chức năng không thể tìm ra sự thật, đặc biệt trong trường hợp vi phạm pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ của họ có dấu hiệu phạm tội. Trong trường hợp này, vụ việc có được làm sáng t hay không phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng nghiệp vụ của thanh tra, cán bộ chuyên môn. Nếu vi phạm, tùy tính chất, mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, hay phải bồi thường thiệt hại th o uy định của pháp luật.

Như vậy, việc uy định quyền và ngh a vụ của các bên khi khiếu nại đã cụ thể hóa, hướng dẫn rất nhiều cho các bên, cơ uan có thẩm quyền trong việc thụ lý giải quyết các khiếu nại về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể trong quan hệ này.

Về thẩm quyền, thủ tục và thời hạn việc giải quyết khiếu nại lao động, tại khoản 1,

khoản 2 Điều 8 Nghị định 04/2005/NĐ–CP uy định NSDLĐ có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu của NLĐ, tập thể lao động. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại về lao động th o uy định của pháp luật (thời hạn giải quyết từ 10 ngày, 30 ngày hoặc 45 t y trường hợp). Đối với giải quyết khiếu nại lần tiếp th o được uy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định 04/2005/NĐ-CP. Như vậy, pháp luật uy định các thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo từng cấp giải quyết, từng lần khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại. Quy định như vậy đã tạo ra một hệ thống các chủ thể có thẩm quyền giải quyết, tránh được những thiếu sót, hạn chế trong việc giải quyết khiếu nại, cũng như giảm sự ùn tắc, chồng chéo công việc cho một chủ thể nào đó, nhất là giúp NSDLĐ có điều kiện để kiểm tra, sửa chữa những thiếu sót trong quá trình quản lý, sử dụng lao động.

Quá trình giải quyết khiếu nại về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, ngoài trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu của NSDLĐ, còn vai trò của Thanh tra viên lao động, Chánh thanh tra Sở, Bộ. Họ là những người cầm cân nẩy mực, chủ thể tiến hành các hoạt động thanh tra, xác minh làm rõ vụ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ. ì vậy, bên cạnh việc phổ biến pháp luật cho NLĐ thì việc đào tạo Thanh tra viên đủ năng lực, phẩm chất là một nội dung cần thiết để góp phần giải quyết tốt các khiếu nại về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Trong bất kỳ một l nh vực nào của đời sống xã hội cũng tiềm ẩn sự vô tình hay cố ý vi phạm pháp luật và việc giải quyết khiếu nại về đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở nước ta thời gian qua cũng đã thu được một số kết quả. Nhiều vụ vi phạm pháp luật lao động nói chung đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, tinh thần và ý thức chấp hành pháp luật trong các DN đựơc nâng cao, NLĐ hiểu và vận dụng tốt hơn uyền của mình còn NSDLĐ sẽ cân nhắc kỹ càng hơn khi uyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ hay sa thải hàng loạt NLĐ.

Thực tế thực hiện thủ tục khiếu nại về đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn gặp phải không ít vướng mắc. NSDLĐ với vai trò quản lý, họ có quyền điều hành đối với lao động của mình cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong nội bộ DN. Trong việc giải quyết khiếu nại lần đầu, NSDLĐ có quyền “phán xét” uyết định, hành vi của chính họ là hợp pháp hay bất hợp pháp và quyết định này có giá trị pháp lý như một quyết định áp dụng pháp luật (Phụ lục 17). Tuy nhiên, vai trò này của NSDLĐ lại không được NLĐ đánh giá cao, vì cho rằng không khách quan, không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa họ, lo sợ bị “tr dập” nên NLĐ thường b ua bước này, và gửi đơn lên cá nhân, cơ uan nhà nước có thẩm quyền khác vì “sợ mất” một giai đoạn khiếu nại. Như vậy, thực tế vai trò giải quyết khiếu nại của NSDLĐ chưa phát huy được hiệu quả. Về phía NSDLĐ, họ coi đây là giai

đoạn để đối thoại nội bộ giữa hai bên, tránh những thông tin về mâu thuẫn trong nội bộ DN bị đưa ra ngoài. Thế nhưng, một bộ phận NSDLĐ lại lợi dụng thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đơn phương chấm dứt HĐLĐ này của mình mà áp đặt ý kiến, không phát huy đúng vai trò của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, không ít trường hợp còn lợi dụng để gây sức ép và “tr dập” NLĐ.

Ngoài ra, pháp luật chưa thể hiển rõ vai trò tham gia giải quyết khiếu nại về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của Công đoàn. Th o điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định 04/2005/NĐ-CP có uy định “đối với khiếu nại của tập thể lao động thì phải có sự tham gia của đại diện công đoàn cơ sở, đối với những nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì phải có đại diện của người lao động (công đoàn cấp trên) có sự tham gia của hòa giải viên

lao động hoặc tổ chức đoàn thể quần chúng khác”. Vậy, vai trò của công đoàn ở đây là gì?

Với vai trò là người cùng với NSDLĐ giải quyết khiếu nại lao động (giống như vai trò trong việc xử lý kỷ luật) hay chỉ là vai trò “ uan sát viên”, hoặc là đứng hẳn về phía NLĐ, với vai trò đại diện cho tập thể lao động thực hiện việc khiếu nại? Rõ ràng trong phần quy định này của Nghị định, vai trò của công đoàn không thể hiện rõ. Và vì thế, thực tế cho thấy, vai trò của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể lao động khiếu nại là rất mờ nhạt. Hiện nay, chất lượng cán bộ công đoàn, đặc biệt là ở Ban chấp hành cơ sở có trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, cán bộ công đoàn chuyên trách m ng, lại thiếu kinh nghiệm. Ở nhiều DN, cán bộ công đoàn nhận lương, phụ cấp và các lợi ích khác của NSDLĐ nên họ có xu hướng đứng về phía NSDLĐ trong việc giải quyết các khiếu nại về đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng như các tranh chấp lao động khác, không bảo vệ lợi ích chính đáng của NLĐ. ai trò đại diện cho tập thể lao động của công đoàn vì thế không được đảm bảo.

2.4.2. Giải quyết các tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo thủ tục tố tụng lao động theo thủ tục tố tụng lao động

Trong số những uy định của pháp luật mà các bên có quyền sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, thì yêu cầu cơ uan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một trong các biện pháp hữu hiệu hiện được các bên sử dụng tương đối phổ biến. Khi một bên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm bởi sự vi phạm của bên kia, giữa họ đã nảy sinh sự bất đồng và nếu tự thương lượng không được thì họ có quyền yêu cầu cơ uan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ là tranh chấp lao động cá nhân và được giải quyết theo trình tự uy định.

Hệ thống cơ uan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân th o uy định tại Điều 165 BLLĐ: Hội đồng hòa giải lao động cơ sở (hoặc hòa giải viên lao động của cơ uan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với những nơi không có hội đồng hòa giải lao động cơ sở) và TAND.

ề hội đồng hòa giải lao động cơ sở: phải được thành lập trong các DN có công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời. Thành phần của hội đồng này gồm số đại diện ngang nhau của bên NLĐ và bên NSDLĐ. Hai bên có thể th a thuận lựa chọn

thêm thành viên tham gia hội đồng, với nhiệm kỳ hai năm. Đại diện của mỗi bên luân phiên làm chủ tịch, thư ký. Hội đồng Hòa giải lao động cơ sở làm việc th o nguyên tắc th a thuận và nhất trí. NSDLĐ bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của hội đồng và tiến hành hòa giải các tranh chấp lao động uy định tại Điều 157 của BLLĐ.

Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải tranh chấp lao động cá nhân th o thời hạn, trình tự và nội dung hòa giải uy định tại Điều 165a BLLĐ. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hội đồng hòa giải hoặc hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn giải uyết th o uy định mà hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có uyền yêu cầu TAND giải uyết.

Th o uy định của pháp luật, tranh chấp về việc bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ, kỷ luật sa thải (chấm dứt HĐLĐ do ý chí của một chủ thể) thì không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở. Như vậy, tranh chấp về chấm dứt HĐLĐ do ý chí của hai bên hoặc của người thứ ba thì pháp luật mới uy định bắt buộc phải được giải quyết bằng con đường hòa giải tại cơ sở.

Tòa lao động thuộc TAND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chấm dứt HĐLĐ nói chung và đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng là TAND cấp huyện, trừ các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi bên khởi kiện thực hiện đúng uy định tại Điều 166, 167 BLLĐ và Tòa án sẽ gửi trả lại đơn nếu Điều 168 Bộ luật Tố tụng Dân sự uy định.

Với tư cách là một trong các biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan hệ HĐLĐ và từ thực tế giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ th o thủ tục tố tụng lao động có một số vướng mắc.

Đó là uy định về thời hiệu, thời hạn trong giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, như thời hiệu khởi kiện, thời hạn thông báo bị đơn, thời hạn trả lời thông báo, thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn kháng cáo, kháng nghị... Về nguyên tắc các chủ thể có ngh a vụ tuân thủ uy định về thời hiệu, thời hạn nói trên khi có sự kiện pháp lý tương ứng xuất hiện. Tuy nhiên, trong thực tế dường như vấn đề thời hiệu, thời hạn nói trên chỉ bắt buộc với các đương sự nhưng không phải bao giờ cũng là bắt buộc với cơ uan tòa án. Ví dụ: Th o uy định trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ tòa án phải gửi thông báo cho bị đơn và trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn phải có ý kiến bằng văn bản. Nếu hết thời hạn này mà không nhận được ý kiến bằng văn bản thì tòa án tiếp tục giải quyết vụ án. Trong thực tế, thời hạn Tòa án gửi thông báo cho bị đơn thường xuyên nhiều hơn thời hạn 7 ngày (là 10, 20 ngày...) tính từ ngày thụ lý, nhưng nếu hết thời hạn 7 ngày trên mà bị đơn vẫn không trả lời thì tòa án hoàn toàn có quyền tiếp tục giải quyết vụ

án. Đặc biệt là việc uy định về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Luật uy định thẩm phán - chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định theo khoản 2 Điều 179 Bộ luật Tố tụng Dân sự trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án đơn phương chấm dứt HĐLĐ; Phải mở phiên tòa trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án về đơn phương chấm dứt HĐLĐ ra xét xử... Nhưng thực tế, không có vụ án về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nào được giải quyết với thời hạn nói trên, làm mất rất nhiều thời gian của đương sự, thậm chí ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của họ. Chẳng hạn, trong vụ án tranh chấp về quyền lợi của các bên, khi tòa tuyên NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, nếu giải quyết vượt quá thời hạn nói trên dẫn đến việc xác định mức trợ cấp, bồi thường tăng lên nhiều lần so với việc giải quyết đúng thời hạn. Liệu đương sự có quyền khước từ thực hiện ngh a vụ ngoài thời hạn trên hay không? Và sẽ giải quyết như thế nào nếu có khiếu nại, kháng cáo về vấn đề này khi mà tòa án coi đây là việc “đương nhiên” được chấp nhận. Ngoài các biện pháp đảm bảo quyền lợi các bên khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ th o uy định, quyền và lợi ích của họ còn phải được đảm bảo thông qua hoạt động quản lý nhà nước về lao động của cơ uan có thẩm quyền như hoạt động thanh tra, xử phạt hành chính... Thực tế, biện pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)