3. Kết cấu của luận án
2.4. Quy định giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
thực tiễn thực hiện
Khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, việc nảy sinh bất đồng về quyền và ngh a vụ của các bên là một điều khó tránh kh i. Lúc đó, bên có lợi ích bị xâm phạm thường yêu cầu cơ uan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp để bảo vệ lợi ích của mình. Giải quyết tranh chấp từ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ d bằng thủ tục khiếu nại trong lao động hay bằng thủ tục tố tụng lao động đều phải tuân thủ đầy đủ về trình tự thủ tục giải quyết theo luật định.
Tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ bao gồm:
Thứ nhất, tranh chấp về căn cứ chấm dứt HĐLĐ: là tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ về những lý do hợp pháp khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Pháp luật cho phép NLĐ và NSDLĐ tự do th a thuận từng nội dung trong HĐLĐ, không ai có uyền bắt ai phải tham gia QHLĐ này hay tiếp tục duy trì QHLĐ kia. Do đó, HĐLĐ đương nhiên chấm dứt hoặc chấm dứt theo sự th a thuận của hai bên thường không xảy ra tranh chấp phức tạp, bởi vì nó xuất phát từ chính sự tự nguyện của các bên tham gia QHLĐ. Trái lại, trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ (vi phạm Điều 37 khoản 1, Điều 38 khoản 1, Điều 39) khá phức tạp và thường chứa đựng nhiều yếu tố trái pháp luật dẫn đến tranh chấp.
Thứ hai, tranh chấp về thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ: là tranh chấp phát sinh
từ ngh a vụ báo trước, như NLĐ hoặc NSDLĐ không thực hiện ngh a vụ báo trước hay có thực hiện nhưng không đúng và đủ thời hạn theo Điều 37 khoản 2, 3; Điều 38 khoản 2, 3 hoặc vi phạm hình thức báo trước. Ngoài ra, tranh chấp cũng có thể phát sinh từ lý do đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Đối với NSDLĐ, chẳng hạn như khi chuyển quyền sở hữu DN sang chủ sở hữu mới, mà NSDLĐ kế tiếp đã không làm ngh a vụ tiếp tục thực hiện HĐLĐ với NLĐ.
Thứ ba, tranh chấp về việc giải quyết quyền lợi của các bên khi đơn phương chấm
dứt HĐLĐ: là tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ về quyền và lợi ích của họ sau khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Các trường hợp này chủ yếu xoay quanh các vấn đề về
NSDLĐ vi phạm chế độ trả trợ cấp và bảo hiểm xã hội cho NLĐ dẫn đến trả sai, trả không đầy đủ làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Còn NLĐ thường bị kiện vì không bồi thường chi phí đào tạo… Việc giải quyết quyền lợi giữa các bên chủ yếu phát sinh do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (Phụ lục 13; 15; 19; 21).