Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về đơn phương chấm dứt

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 41)

3. Kết cấu của luận án

1.2.1.Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về đơn phương chấm dứt

1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đồng lao động

Thực tế cho thấy, trong bất kỳ chế độ kinh tế nào cũng cần có sự điều tiết của Nhà nước bằng pháp luật để giải quyết những vấn đề mà tự thân cơ chế kinh tế không thể giải quyết được. Do đó, điều chỉnh bằng pháp luật đối với đơn phương chấm dứt HĐLĐ là yêu cầu mang tính khách uan. Khi điều chỉnh việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, pháp luật bảo vệ và định hướng cho sự phát triển của các quan hệ này theo ý chí chủ quan của

Nhà nước, tạo khung pháp lý để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Về phương diện kinh tế, QHLĐ ổn định sẽ tạo điều kiện cho DN phát triển, NLĐ an tâm làm việc, NSDLĐ yên tâm mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó, nền kinh tế sẽ không ngừng phát triển. Tuy nhiên, đơn phương chấm dứt HĐLĐ là sự kiện làm chấm dứt QHLĐ, NLĐ từ b công việc đang làm để tìm việc làm khác, họ sẽ phải bắt đầu lại với môi trường lao động mới, với các điều kiện có thể tốt hơn, bằng hay không bằng nơi cũ như lương, thưởng hay phúc lợi... Do đó, nếu việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ không được pháp luật điều chỉnh một cách phù hợp sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân NLĐ mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình họ và rộng hơn là toàn xã hội. Còn NSDLĐ khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thể rơi vào hoàn cảnh bất lợi do mất nhân lực, công việc không có người làm và phải tìm NLĐ thay thế trong tình trạng cấp bách... nên gây nhiều thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng cơ cấu tổ chức của DN.

Ngược lại, nếu pháp luật điều chỉnh phù hợp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì sẽ bảo đảm dung hòa lợi ích các bên, có tác động tích cực tới sự phát triển của DN nói riêng, tác động tốt đến nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, thị trường lao động phát triển hài hòa sẽ phát huy những tác động tích cực của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với các bên chủ thể (i) NLĐ sử dụng quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ như một biện pháp bảo hộ hữu hiệu để có thể tự thoát kh i sự ràng buộc từ phía NSDLĐ… Dưới góc độ bảo đảm quyền tự do việc làm phù hợp với sức kh e, khả năng lao động, trình độ chuyên môn và nhu cầu của NLĐ thì đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nhất định sẽ bảo đảm các quyền tự do này. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng tạo ra khả năng không nhất thiết phải bó hẹp, hạn chế NLĐ chỉ được làm việc cho một ông chủ, một công ty suốt cả cuộc đời của họ khi mà NLĐ cảm thấy công việc đó không còn ph hợp với sức kh e và nhu cầu, khả năng lao động của bản thân nữa hay những biến cố bất ngờ, sự cố ngoài mong muốn, gia đình gặp khó khăn đặc biệt... (ii) NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ tạo ra khả năng họ không nhất thiết phải chịu áp lực do phải cộng tác với NLĐ trong thời gian dài khi nhu cầu sản xuất của mình thay đổi hoặc khi NLĐ đó không đáp ứng được đòi h i của công việc đã giao... à đặc biệt, những QHLĐ không phù hợp với sự phát triển trong DN sẽ chấm dứt.

Về phương diện xã hội, điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn bảo đảm quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ và NSDLĐ không đi ngược lại lợi ích chung của xã hội và không trái với xu thế phát triển của các QHLĐ. Sự can thiệp của nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật sẽ góp phần bảo vệ quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ và NSDLĐ. Pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ toàn diện quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Trong điều kiện cung cầu lao động bị mất cân đối, NLĐ bị đẩy vào thế yếu, việc đảm bảo quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ thông ua các uy định cụ thể của pháp luật là cách thức bảo vệ NLĐ rất hữu hiệu. Đồng thời, pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. ới

những uy định về thời hạn báo trước, lý do đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hệ quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật, trái luật… sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên hiệu quả hơn.

Trong cơ chế thị trường, sự hiện hữu của các uy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng như hiệu quả mà nó đ m lại cho xã hội được x m như là một biện pháp đảm bảo công bằng đối với các bên chủ thể trong QHLĐ khi bị bên kia vi phạm các cam kết đã th a thuận trong HĐLĐ. Trong uan hệ HĐLĐ, nếu một bên vi phạm các cam kết đã th a thuận trong HĐLĐ tức là những đồng thuận, sự thống nhất ý chí trước đó đã bị phá vỡ, gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Do đó, để bảo đảm quyền và lợi ích của chủ thể trước sự vi phạm của chủ thể còn lại, thì nhất thiết phải được pháp luật bảo hộ bằng các biện pháp, từ đó mới tạo ra được sự công bằng trong QHLĐ. Bình đẳng không có ngh a là bằng nhau về quyền và ngh a vụ pháp lý, song, cũng không đồng ngh a với việc quá thiên lệch với một bên. Do đó, cần có sự tiếp cận cân bằng với rất nhiều tương uan để có một lời giải th a đáng về bài toán lợi ích trong quan hệ HĐLĐ. Khi nói đến mối quan hệ lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, Các Mác đã nhận xét như sau: Nếu nhà tư bản được lợi, NLĐ không nhất thiết được lợi. Nhưng NLĐ nhất thiết phải bị thiệt thòi cùng với nhà tư bản... Rất đáng suy ngẫm về vai trò của pháp luật trong việc điều tiết lợi ích các bên trong quan hệ HĐLĐ. Mặt khác, lợi ích không thể và không nên chỉ được hiểu là lợi ích vật chất mà còn là những lợi ích tinh thần như danh dự, lòng tự trọng, nhu cầu được khẳng định mình... Vì vậy, NLĐ khi tham gia QHLĐ mục đích không chỉ là tiền lương, thu nhập mà còn vì những giá trị tinh thần như nhu cầu được làm việc, được cống hiến, được mọi người tôn trọng... Do đó, sự đơn phương chấm dứt HĐLĐ của ông chủ với họ đồng ngh a với mất việc làm, thất nghiệp... đã trở thành một gánh nặng tâm lý rất lớn [169, tr.26].

Do vậy, việc pháp luật quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ được x m như một biện pháp bảo hộ hữu hiệu, bảo đảm cho bên bị vi phạm trước các cam kết có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, để tự thoát kh i sự vi phạm cam kết, sự ràng buộc trong HĐLĐ từ phía chủ thể kia. Tuy nhiên, pháp luật cho phép các bên thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng làm phát sinh nhiều hậu quả tiêu cực cho cả NLĐ và NSDLĐ nhất là trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật. Trong thực tế, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, sa thải số lượng lớn lao động khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả hay vào thời điểm giáp tết, cuối năm. NLĐ thường b việc hàng loạt sau các dịp tết, lễ để chuyển sang DN khác được thông báo có mức lương, thưởng cao hơn…

Với những lý do trên, việc nhà nước thực hiện điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một sự cần thiết mang tính khách quan. Tính chất phức tạp của đơn phương chấm dứt HĐLĐ cho thấy cần có sự điều chỉnh để việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ phát huy mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực đối với các bên trong QHLĐ. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, đơn phương chấm dứt HĐLĐ sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế xã hội, đối với lợi

ích chung của cả cộng đồng. Để điều chỉnh hoạt đơn phương chấm dứt HĐLĐ, bên cạnh việc sử dụng các quy phạm pháp luật, có thể sử dụng nhiều loại quy phạm khác như uy phạm mang tính đạo đức, phong tục, tập quán... Tuy nhiên, với những ưu thế hơn hẳn, pháp luật luôn giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh về đơn phương chấm dứt HĐLĐ. C ng với những thuộc tính riêng và những ưu thế mà các quy phạm xã hội khác không có, pháp luật điều chỉnh vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhằm đảm bảo đúng định hướng của nhà nước: bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ cũng như lợi ích chính đáng của NSDLĐ.

Khi điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải chú ý đến những đặc thù của vấn đề này. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ, một mặt là quyền của NLĐ, NSDLĐ được nhà nước cho phép sử dụng hợp pháp và có hiệu quả. Mặt khác, đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật do các chủ thể thực hiện cũng có thể để lại những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, xã hội... Do đó, khi đặt ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đơn phương chấm dứt HĐLĐ, các quốc gia cần rất thận trọng, vừa không uy định quá nghiêm khắc và cứng nhắc sẽ làm mất đi tác dụng tích cực của đơn phương chấm dứt HĐLĐ, vừa không uy định quá dễ dãi dẫn đến hiện tượng NLĐ, NSDLĐ lạm dụng đơn phương chấm dứt HĐLĐ bất ngờ, hàng loạt và không tuân thủ uy định, gây ảnh hưởng xấu đến chủ thể còn lại và sự phát triển kinh tế xã hội.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ liên uan trực tiếp đến lợi ích của các bên trong QHLĐ và lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, khi điều chỉnh pháp luật đối với đơn phương chấm dứt HĐLĐ, pháp luật các nước thường chú ý kết hợp hài hòa việc bảo vệ lợi ích của NLĐ với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ, bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia QHLĐ song song với việc bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Đây là bài toán khó đặt ra đối với các nhà lập pháp. Để giải bài toán này, có rất nhiều cách khác nhau tuỳ th o uan điểm lập pháp của mỗi quốc gia. Một số quốc gia th o uan điểm bảo vệ lợi ích của NLĐ nhiều hơn so với NSDLĐ (bởi uan điểm NLĐ ở vị trí yếu thế hơn so với NSDLĐ) có thể uy định các điều kiện đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp tương đối dễ dàng để tạo thuận lợi cho NLĐ khi tiến hành đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Một số quốc gia khác nhấn mạnh việc bảo vệ các lợi ích công cộng. Điều này cho thấy tính chất phức tạp của việc điều chỉnh pháp luật đối với đơn phương chấm dứt HĐLĐ và mối liên hệ giữa các uy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ với việc bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong QHLĐ.

Bên cạnh đó, tương uan về tính chất, mức độ giữa quyền định đoạt của các bên trong quan hệ chấm dứt HĐLĐ (với tính chất là quan hệ tư) với vấn đề quản lý nhà nước về lao động nói chung và chấm dứt HĐLĐ nói riêng (với tính chất là quan hệ công) chưa hoàn toàn phù hợp. Không thể phủ nhận vai trò, sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với QHLĐ cũng như các uan hệ hợp đồng khác trong thị trường (hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh doanh, thương mại...), nếu có, cũng rất mức độ. Bởi vì: (i) Nếu thiếu sự quản lý của nhà nước trong l nh vực QHLĐ thì chắc chắn khó có thể bảo vệ quyền của NLĐ

được làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử [23, Điều 5 khoản 1 điểm a] cũng như bảo đảm quyền tự do kinh doanh của cá nhân được lựa chọn hình thức, l nh vực, ngành nghề kinh

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 41)