Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2012

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 62 - 65)

3. Kết cấu của luận án

1.3.5.Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2012

Qua 7 năm thực hiện, ngày 2/4/2002, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ và tiếp tục sửa đổi vào các năm 2006 và 2007. BLLĐ sau khi được sửa đổi, bổ sung đã uy định cụ thể thêm quyền lợi của các bên trong QHLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Trải qua 3 lần sửa đổi, song chỉ có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002 có những sửa đổi liên uan đến các uy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Nhìn chung, các uy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong lần sửa đổi này có một

số thay đổi theo hướng hợp lý hơn, đầy đủ và toàn diện hơn so với các uy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong BLLĐ năm 1994. Các uy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và giải uyết uyền lợi cho các bên được sửa đổi, bổ sung tại Điều 37, Điều 38 và Điều 41 đã phần nào khắc phục được những vướng mắc của thực tiễn.

Ngoài ra, sự thay đổi của BLLĐ kéo th o một loạt các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành về những vấn đề liên uan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ như: Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành BLLĐ về HĐLĐ; Thông tư 21/2003/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2003/NĐ-CP; Thông tư 17/2009/TT- BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2003/NĐ-CP về HĐLĐ do Bộ LĐ - TB & XH ban hành; Thông tư 22/2007/TT- BLĐTBXH hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hòa giải viên lao động do Bộ LĐ - TB & XH uy định.

Tóm lại, trải qua quá trình phát triển tương đối dài, pháp luật lao động về vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã được hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của các QHLĐ ngày càng đa dạng. Điều này góp phần không nh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia QHLĐ, đồng thời, dung hòa lợi ích giữa NLĐ, NSDLĐ với lợi ích chung của Nhà nước và xã hội.

Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông ua BLLĐ

mới, với 242 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Nội dung về đơn phương chấm dứt HĐLĐ được uy định trong nhiều điều khoản có liên quan, những vấn đề cơ bản được uy định từ Điều 36 đến Điều 49. BLLĐ 2012 đã có một số chỉnh sửa, bổ sung nội dung pháp lý (tuy không cơ bản) cũng như hoàn chỉnh hơn về kỹ thuật lập pháp. Qua đó, bảo đảm tốt hơn uyền lợi chính đáng của NLĐ cũng như lợi ích hợp pháp của NSDLĐ về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, tạo mối QHLĐ hài hòa, góp phần phát triển thị trường lao động lành mạnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên đây là một số vấn đề lý luận về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Trong đó, việc nghiên cứu khái niệm HĐLĐ cũng như các đặc trưng của nó là cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật liên uan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một hiện tượng khách quan tồn tại trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ góp phần đảm bảo quyền tự do việc làm cho NLĐ cũng như uyền tự do trong sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ. Song, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng để lại những hậu quả nhất định cho cả NLĐ và NSDLĐ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, gây mất ổn định xã hội, nhất là đối với các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Có thể rút ra những kết luận sau đây:

1. HĐLĐ là sự th a thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, điều kiện làm việc, quyền và

ngh a vụ của mỗi bên trong QHLĐ mà trong đó, NLĐ lệ thuộc về mặt pháp lý với NSDLĐ. Trên cơ sở nghiên cứu khái quát về HĐLĐ, tác giả đưa ra khái niệm, đặc điểm của đơn phương chấm dứt HĐLĐ, cũng như ảnh hưởng của nó đối với các bên chủ thể

trong QHLĐ. Th o đó, đơn phương chấm dứt HĐLĐ là hành vi pháp lý đơn phương của

một bên chủ thể nhằm làm chấm dứt hiệu lực pháp lý của HĐLĐ trước thời hạn theo quy

định của pháp luật mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia.

2. Thực tế cho thấy, việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một yêu cầu khách uan, ua đó pháp luật bảo vệ và định hướng cho sự phát triển của các quan hệ này theo ý chí chủ quan của nhà nước, tạo khung pháp lý để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Một số nội dung điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thể kể tới như: quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ và NSDLĐ, hệ quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng như các biện pháp giải quyết tranh chấp này sinh từ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

3. Sự hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trải ua các giai đoạn: giai đoạn 1945 – 1954, giai đoạn 1954 – 1985, giai đoạn 1985 – 1994, giai đoạn 1994 – 2002 với sự ra đời của BLLĐ đầu tiên và giai đoạn từ năm 2002 đến 2012. BLLĐ trải qua 3 lần sửa đổi, bổ sung (năm 2002, năm 2006 và năm 2007) đã trở nên hoàn thiện hơn. Nhìn chung, các uy định pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ được uy định khá sớm và được điều chỉnh kịp thời để ngày càng phù hợp với sự phát triển của xã hội. Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông ua BLLĐ ngày 18/6/2012, có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/5/2013. BLLĐ 2012 có sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên uan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng về cơ bản các nội dung này thay đổi không nhiều so với BLLĐ 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007).

Chương 1 đã đưa ra uan điểm, cung cấp cái nhìn trực quan nhất, mang tính khách quan và khái quát nhất về các vấn đề lý luận liên uan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ và pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ, dựa trên nền tảng lý luận này làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt HĐLĐ (chương 2), cũng như hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ (chương 3).

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là sự kiện pháp lý rất uan trọng, bởi hệ uả pháp lý của nó là sự kết thúc QHLĐ, sẽ ảnh hưởng không nh đến NLĐ, NSDLĐ cũng như QHLĐ giữa các bên và thị trường lao động. Do tính chất phức tạp của sự kiện đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nên pháp luật nước ta đã uy định, hướng dẫn tương đối rõ ràng và chi tiết. Tuy nhiên, khi đưa vào thực tế áp dụng thì các uy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ vẫn còn bộc lộ một số vướng mắc cần được giải quyết nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa nội dung đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam.

ề phương diện pháp lý, có nhiều cách khác nhau để nghiên cứu thực trạng các uy định hiện hành và áp dụng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Chẳng hạn: (i) Dựa trên tính ph hợp pháp luật của sự kiện chấm dứt, sẽ có đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật và đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; (ii) Nếu dựa trên cơ sở ý chí và biểu lộ ý chí thì có các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ do ý chí của hai bên, đơn phương chấm dứt HĐLĐ do ý chí của một bên, hay đơn phương chấm dứt HĐLĐ do ý chí của bên thứ ba; (iii) Ngoài ra, nếu xét th o tiêu chí thời hạn của HĐLĐ sẽ có HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ không xác định thời hạn. Trong luận án này, chúng tôi x m xét các uy định hiện hành và thực trạng áp dụng của BLLĐ về đơn phương chấm dứt HĐLĐ th o cách thứ nhất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 62 - 65)