Thực trạng về tài liệu dạy học kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12 (Trang 33 - 35)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.1. Thực trạng về tài liệu dạy học kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn

cho HS lớp 12

1.2.1.1. Sách giáo khoa

SGK Ngữ văn 12, tập một (Cơ bản) đã phân bố 3 tiết dạy về bài NLVH, trong

đó NL về một bài thơ, đoạn thơ được bố trí một tiết (tiết 18 theo PPCT ở học kì I, lớp

12). Bài học NL về một bài thơ, đoạn thơ được trình bày cụ thể như sau: - Tên bài học: NL về một bài thơ, đoạn thơ

- Kết quả cần đạt: Củng cố và nâng cao kiến thức về văn NL

Biết cách làm bài NL về một bài thơ, đoạn thơ.

- Nội dung bao gồm: Hai đề bài và các gợi ý để HS tìm hiểu đề và lập dàn ý. Trong đó có một đề phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh và một đề phân tích đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

- Ghi nhớ (đối tượng, nội dung của kiểu bài)

- Luyện tập: Ra một bài tập (Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Tràng giang ) Qua việc khảo sát SGK Ngữ văn 12, tập một bài NL về một bài thơ, đoạn thơ, chúng tôi nhận thấy: Bài học tập trung vào mặt kiến thức đó là hướng dẫn HS cách làm bài NL về một bài thơ, đoạn thơ trong đó chú ý vào hai bước: tìm hiểu đề và lập dàn ý. Về ngữ liệu cũng đã đưa ra được hai dạng đề hướng dẫn HS: một bài thơ và một đoạn thơ. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy nó có một số điểm chưa thật phù hợp như sau:

- Ở phần kết quả cần đạt: Chưa nêu đúng mục tiêu của bài học ở bậc THPT (cụ thể là lớp 12) đó là: Củng cố kiến thức, rèn luyện, nâng cao kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Nếu viết như hiện tại thì sẽ lặp lại kết quả của việc dạy bài này trong chương trình Ngữ văn lớp 9, tập hai.

- Tên bài: Trùng với tên bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ở lớp 9. Tên bài này chỉ phù hợp với bài dạy ở lớp 9 vì đó là bài dạy học về lí thuyết của dạng bài này. Còn ở lớp 12 tên bài này chưa phù hợp vì nó không khớp với nội dung bài học, đó là bài học về thực hành. Chúng tôi đề xuất đổi thành Rèn kĩ năng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 26 - Nội dung bài học mới chỉ tập trung vào kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý như vậy là chưa đủ bởi thực tế hai kĩ năng này đã được cung cấp ở bậc THCS. Ở bậc THPT HS ngoài hai kĩ năng trên còn cần được chú ý tới các kỹ năng như: kĩ năng viết văn (trên cơ sở rèn kĩ năng viết đoạn văn), kĩ năng kiểm tra, sửa chữa.

- Hệ thống bài tập chưa phong phú trong khi đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng. Hơn nữa bài tập mới chỉ dừng ở mức làm để củng cố lý thuyết còn các dạng bài tập để rèn luyện kĩ năng thì chưa nhiều.

1.2.1.2. Sách bài tập

Sách Bài tập Ngữ văn 12, tập một (Cơ bản) đã đề cập đến một số dạng bài tập NL về một bài thơ, đoạn thơ để HS rèn luyện kĩ năng. Bên cạnh những bài tập yêu cầu HS phân tích cả bài thơ thì có những bài tập yêu cầu phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình, phân tích một hình tượng thơ và điểm đáng nói ở đây là có bài tập được ra dưới dạng đề mở, HS có thể viết về một bài thơ mà mình yêu thích không nhất thiết phải có trong chương trình. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy các bài tập vẫn chỉ tập trung vào việc rèn hai kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý cho HS, các kĩ năng khác chưa được chú ý. Các bài tập đưa ra để rèn hai kĩ năng này cũng chưa đa dạng, phong phú.

1.2.1.3. Tài liệu định hƣớng dạy học bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ * Sách giáo viên

Sau khi khảo sát Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập một, chúng tôi nhận thấy SGV bám sát nội dung bài học trong SGK Ngữ văn 12, tập một. Với trọng tâm bài học là: Rèn luyện hai kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài viết. Và như vậy là những kĩ năng khác như viết văn và kiểm tra, sửa chữa chưa được chú ý đến. Chính sự thiếu hụt đó sẽ khiến HS chưa có ý thức rèn luyện khả năng viết đoạn văn, bài văn và kiểm tra, sửa lỗi. Kĩ năng tổng hợp cũng ít được bồi dưỡng và phát triển. Những kiến thức mà HS có được vẫn ở trong tình trạng lẻ tẻ, rời rạc, chưa có được sự gắn kết thành một hệ thống.

* Sách Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập một - Phan Trọng Luận, NXB Giáo dục, tr 74

- Định hướng dạy học: Qua bài học phải giúp HS hoàn thiện hơn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác lập luận chủ yếu như: phân tích, bình luận, so sánh…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 27 - Nội dung và phương pháp dạy học:

Bước 1 GV đưa ra ba dạng đề khác nhau để HS lựa chọn

Bước 2 GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề bài và hướng giải quyết đối với từng dạng đề.

Bước 3: GV yêu cầu HS độc lập lập dàn ý cho từng đề.

Bước 4: Yêu cầu một số HS thuyết trình dàn ý đại cương và tổ chức nhận xét, đánh giá

Bước 5: HS khái quát lại các yêu cầu cơ bản của kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Đối tượng của kiểu bài? Nội dung cơ bản của kiểu bài? Yêu cầu về diễn đạt…)

Sau khi khảo sát tài liệu, chúng tôi nhận thấy cuốn sách thiết kế trên bám sát nội dung bài học trong SGK Ngữ văn 12, tập một đó là tập trung vào rèn luyện hai kĩ năng: tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài viết. Tác giả đã đưa ra một số dạng đề khác nhau của kiểu bài để HS nhận biết và làm quen. Dưới sự gợi dẫn của GV, HS từng bước giải quyết các nhiệm vụ học tập, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức.

Nhận xét chung:

Các tài liệu dạy học trên, cụ thể là sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, sách thiết kế đã có những định hướng cụ thể về nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản cần rèn luyện để HS có thể năng cao năng lực làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Tuy nhiên các tài liệu dạy học chưa thực sự hướng đến việc phát triển năng lực toàn diện cho HS. Hệ thống bài tập đưa ra chưa phong phú, mới chỉ hướng đến việc rèn luyện được một số kĩ năng, vì thế những kĩ năng chưa được rèn luyện HS vẫn tỏ ra lúng túng. Bài tập chưa đa dạng về các mức độ nên chưa khơi gợi được sự hứng thú từ phía người học.

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12 (Trang 33 - 35)