7. Cấu trúc của đề tài
1.2.3. Thực trạng hoạt động học kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
HS lớp 12 hiện nay
1.2.3.1. Tiến hành khảo sát
Để khảo sát hoạt động học của HS chúng tôi đã thực hiện khảo sát qua phiếu điều tra, từ kết quả đó chúng tôi tổng hợp và phân tích số liệu. (Nội dung phiếu khảo sát ở phần Phụ lục)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 29
1.2.3.2. Kết quả khảo sát
Câu hỏi Trả lời
Số lượng Tỉ lệ (%) Câu 1: Em cảm thấy như thế nào khi viết bài nghị luận về
một bài thơ, đoạn thơ? A. Dễ B. Khó C. Bình thường 3 24 14 7,3% 58,5% 34,2% Câu 2: Theo em để viết tốt một bài nghị luận về một bài
thơ, đoạn thơ gồm những bước nào?
A. Tìm hiểu đề, lập dàn ý, triển khai thành bài văn. B. Lập dàn ý, triển khai thành bài văn, kiểm tra và
sửa chữa.
C . Tìm hiểu đề, lập dàn ý, triển khai thành bài văn, kiểm tra và sửa chữa.
D. Mở bài, thân bài, kết bài.
8 3 25 5 19,4% 7,4% 61% 12,1% Câu 3: Em có thực hiện đầy đủ các bước khi làm bài nghị
luận về một bài thơ, đoạn thơ? A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ
1 5 35 2,4% 12,2% 85,4% Câu 4. Em gặp những khó khăn gì khi làm bài văn nghị luận
về một bài thơ, đoạn thơ?
A. Chưa nắm chắc kiến thức, kĩ năng viết bài.
B. Chưa nắm rõ hướng giải quyết đối với từng loại đề thuộc nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
C. Việc cảm nhận được đầy đủ cái hay, cái đẹp của tác phẩm trữ tình còn hạn chế. D. Tất cả các phương án trên. 0 0 6 35 0% 0% 14,6% 85,4% Câu 5: Em đánh giá như thế nào về phần lí thuyết và phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 30 thơ trong SGK?
A. Nội dung đề cập chưa sâu, thời gian dành cho thực hành còn ít.
B. Kiến thức đưa ra còn chung chung, chưa phân loại và hướng dẫn cách giải quyết đối với từng dạng đề.
C. Hệ thống bài tập chưa đa dạng về mức độ. D. Tất cả các ý kiến trên. 11 0 0 30 26,8% 0% 0% 73,8% Câu 6: Ở trường em các thầy cô đã sử dụng phương pháp
dạy học hướng vào việc rèn luyện các kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh chưa?
A. Đã chú ý B. Chưa chú ý
C. Đã chú ý nhưng chưa hiệu quả
5 10 26 12,2% 24,4% 63,4% Câu 7: Em được các giáo viên hướng dẫn rèn luyện các kĩ
năng viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ vào lúc nào?
A. Trong giờ học lý thuyết B. Trong giờ thực hành C. Trong giờ trả bài
D. Tất cả các phương án trên 0 0 20 21 0% 0% 48,8% 51,2% Câu 8: Theo em thời gian dành cho việc thực hành rèn
luyện kĩ năng viết kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ hiện nay như thế nào:
A. Nhiều B. Vừa đủ C. Ít 0 9 32 0% 22% 78% Câu 9: Để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ các
em thường làm như thế nào?
A. Dựa vào bài văn mẫu (chép hoặc học thuộc) B. Dựa vào dàn ý có sẵn
C. Tự tin suy nghĩ và làm bài
18 13 10 43,9% 31,7% 24,4%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 31 Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy: Đa số HS còn mơ hồ về cách thức làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Các em chưa nắm được cụ thể từng bước xây dựng văn bản. Các kĩ năng chưa được rèn luyện thành thạo như: kỹ năng lập dàn ý, kĩ năng viết các đoạn văn…Học sinh được học khá nhiều nhưng lại ít có điều kiện học đến nơi đến chốn. Giờ thực hành làm văn nhưng HS không được thực hành một cách đầy đủ theo các bước của quá trình viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. HS chưa được hướng dẫn tỉ mỉ cách thức tìm hiểu một bài thơ, đoạn thơ nên sau khi học xong các em vẫn còn rất lơ mơ, vẫn gặp khó khăn khi đứng trước kiểu bài này
Chính vì vậy, kết quả của các em trong các bài kiểm tra định kì, bài thi kết quả chưa cao. Nhiều bài các em viết khá dài song lại mắc lỗi thiếu ý do khâu lập ý còn kém, hay diễn đạt còn lủng củng, lập luận thiếu chặt chẽ do kĩ năng viết văn và kiểm tra của các em còn yếu…Chính vì năng lực viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ còn kém nên các em chưa có được sự tự tin trong làm bài, chưa dồn hết sự nhiệt huyết vào bài văn, chưa mạnh dạn đưa ra những quan điểm đánh giá, những lời bình của riêng mình mà thay vào đó là tìm đến những bài văn mẫu như một giải pháp an toàn. Đa số học sinh không thích viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ vì ngôn ngữ thơ vốn hàm súc, tinh tế nên việc cảm nhận được cái hay, cái đẹp của nó là rất khó. Hơn nữa các em lại chưa nắm vững được cách thức tìm hiểu một bài thơ, đoạn thơ.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy việc thiết kế hoạt động dạy học để rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12 là rất cần thiết. Bởi khi đã được rèn luyện tốt từng kĩ năng thì năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tạo lập văn bản của các em sẽ được nâng cao. Từ đó khơi gợi hứng thú, tình yêu văn học trong các em, đồng thời giúp các em có đủ năng lực, sự tự tin để bước vào những kì thi quan trọng sắp tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 32
Tiểu kết
Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho HS lớp 12 là rất cần thiết. Nó xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn và nhu cầu phát triển năng lực của người học.
Muốn hình thành và phát triển được năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho HS thì không phải chỉ cung cấp kiến thức là đủ mà quan trọng là HS phải được rèn luyện kĩ năng một cách tỉ mỉ, từng bước một. Và việc rèn luyện này không phải chỉ diễn ra trong một, hai tiết học mà nó phải được thực hiện trong một thời gian dài, phải được tích hợp cả trong những giờ đọc - hiểu, giờ viết văn định kì, giờ trả bài… Bên cạnh đó, nghiên cứu việc rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho HS lớp 12 còn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Đó là sự yếu kém của HS cũng như sự lúng túng của GV khi dạy học kiểu bài này. Tài liệu dạy học viết còn sơ sài, chưa cụ thể, nên chưa giúp ích nhiều cho việc dạy và học.
Kết quả nghiên cứu của chương 1 sẽ làm cơ sở để chúng tôi nghiên cứu các hoạt động Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho HS lớp 12 ở chương 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 33
Chƣơng 2
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VIẾT VĂN