Thiết kế hoạt động rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bà

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12 (Trang 45)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.1.Thiết kế hoạt động rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bà

đoạn thơ cho học sinh trong giờ đọc - hiểu một bài thơ, đoạn thơ

Để viết được một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ thì ngoài việc nắm chắc các kĩ năng làm bài đòi hỏi người viết cần phải có vốn kiến thức sâu rộng về vấn đề nghị luận. "Kiến thức và tài liệu sẽ như tim - phổi, cơ bắp, máu thịt, là chất liệu cần thiết bồi đắp vào, để từ bộ xương (dàn ý bài làm) sáng tạo nên một cơ thể sống động là bài văn hoàn chỉnh"[15, tr.180] Càng nắm được nhiều, được chắc các tác phẩm cụ thể thì HS càng có chất liệu dồi dào để xây dựng lên một bài văn. Vì thế ngay từ những giờ dạy đọc - hiểu bài thơ, đoạn thơ cũng phải được coi là một bước để rèn luyện và nâng cao năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh.

Tuy nhiên, trong giờ đọc - hiểu, HS không phải chỉ được rèn luyện năng lực đọc - hiểu mà còn được rèn luyện cả những năng lực khác như: nắm bắt vấn đề (xác định được trọng tâm bài học, biết quan sát, thu thập thông tin liên quan tới bài học, biết phân tích, đánh giá chính xác đầy đủ về bài thơ, đoạn thơ), năng lực diễn đạt, phân tích, đánh giá...

Để giúp học sinh chiếm lĩnh được đầy đủ nhất về bài thơ, đoạn thơ cụ thể nào đó thì người giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm ra được hướng tiếp cận bài học sao cho phù hợp nhất. Bởi tuy cùng là thơ nhưng mỗi một bài thơ lại mang một nội dung và hình thức thể loại riêng, đòi hỏi một cách giảng riêng, thích hợp với nó, chứ không có lời giảng, cách giảng nào phổ biến, thích hợp với mọi bài thơ. Chính vì thế khi thiết kế giáo án dạy học một bài thơ, đoạn thơ cho HS, GV cần phải xác định thể loại của văn bản để xem bài thơ đó thuộc: thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt hay lục bát…thơ trữ tình, tự sự, hay trào phúng và là thơ dân gian hay thơ cận, hiện đại? Sau khi đã xác định được thể loại của văn bản rồi thì sẽ xác định hướng tiếp cận, tiếp đến là xác định nội dung bài dạy và cuối cùng là dự kiến hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS tự chiếm lĩnh từng nội dung.

Như vậy trong giờ đọc - hiểu về một tác phẩm thơ, học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn cách tiếp cận văn bản để chiếm lĩnh tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Sau giờ học HS không chỉ nắm được kiến thức bài học mà còn nắm được cách thức tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 38 cận một văn bản văn học nào đó. Đây sẽ là nền tảng, là cơ sở để sau này các em có thể làm tốt một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ bất kì. Cụ thể như sau:

2.2.1.1. Thiết kế hoạt động rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh trong giờ đọc - hiểu tác phẩm thơ

* Trước hết, học sinh cần nắm được những vấn đề chung liên quan đến bài thơ, đoạn thơ như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác. Việc làm này rất cần thiết bởi có nắm được tác giả (về cuộc đời, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật …), hoàn cảnh ra đời của bài thơ (hoàn cảnh rộng và hoàn cảnh hẹp) thì học sinh mới có thể hiểu và lý giải thấu đáo đựơc nội dung bài thơ.

* Tiếp sau đó học sinh cần quan sát để xác định được bài thơ đó thuộc thể thơ nào, loại thơ nào? Bởi mỗi thể thơ lại có những quy định khác nhau về niêm luật, cách gieo vần, nhịp điệu …hay văn học thuộc thời đại nào thì sẽ chịu sự quy định của thời đại ấy về mặt lịch sử - văn hóa. Điều này thể hiện rất rõ trong những khía cạnh như: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian - thời gian nghệ thuật, các phương thức phương tiện biểu hiện...Chính vì có sự khác nhau đó cho nên đối với mỗi loại hình thơ như: thơ ca dân gian, thơ trung đại, thơ hiện đại, lại phải có những cách thức tiếp cận và khám phá riêng sao cho phù hợp.

Ví dụ: Khi học bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương học sinh phải xác định đựợc: - Đây là một bài thơ Nôm Đường luật thời trung đại

- Bài thơ được làm theo thể thất ngôn bát cú - Đây là bài thơ tự sự nhưng đậm chất trữ tình.

Khi xác định được như vậy cũng có nghĩa là học sinh phải nhớ lại và có được những hiểu biết cần thiết về những điều đã nêu ở trên. Học sinh phải nắm được những đặc điểm của thơ trung đại như quan niệm về con người, phương thức biểu đạt... và phải nắm được luật thơ thất ngôn bát cú Đường luật để hiểu rõ về bài thơ. Cụ thể:

. Về số câu, chữ: gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

. Gieo vần: một vần "ông" (độc vận) ở cuối câu (cước vận) . Luật bằng trắc: Bài thơ làm theo đúng luật bằng vần bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 39 . Niêm: Các cặp câu niêm đúng theo luật đó là: 1 - 8 (năm - chồng), 2 - 3 (đủ - lội), 4 - 5 (sèo - duyên), 6 - 7 (nắng - mẹ).

. Đối: Câu 3 và câu 4 đối nhau, câu 7 và câu 8 đối nhau . Nhịp: Ngắt theo nhịp 4/3 ở mỗi câu.

. Bố cục: Có thể chia theo kết cấu thơ Đường luật thất ngôn bát cú: đề - thực - luận - kết. Hoặc theo mạch ý trong bài (6 câu đầu - chân dung bà Tú, 2 câu cuối - thái độ trực tiếp của ông Tú)

* Sau khi đã xác định được và có được những hiểu biết cần thiết về thể loại văn bản học sinh sẽ kết hợp với nội dung văn bản để tìm ra đựơc hướng tiếp cận bài thơ phù hợp nhất.

Với bài thơ "Thương vợ", đây là một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơ Đường. Vì vậy, học sinh có thể chọn cách khai thác theo trật tự vốn có của một bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật, đó là tìm hiểu lần lượt từng cặp câu: đề - thực - luận - kết. Ở mỗi phần cần làm nổi bật song song hình tượng bà Tú và hình tượng ông Tú.

* Sau khi có được hướng tiếp cận rồi giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh thâm nhập và chiếm lĩnh tác phẩm theo các bước sau:

- Bƣớc một: Tri giác hình tƣợng ngôn ngữ. Công việc đầu tiên là học sinh cần phải đọc văn bản. Đọc chính là tạo nên rung động thơ, tạo lên sự đồng điệu về tâm hồn để rồi tiến tới sự đồng tình và đồng ý với tác giả. Nếu không đọc thì không gợi được cho tâm hồn trí tuệ các em hình tượng và âm điệu, thì các em không thể nào cảm và hiểu rồi yêu bài thơ đó được. Trong quá trình đọc những tín hiệu ngôn ngữ, những hình ảnh cuộc sống trong bài thơ sẽ hiện lên tuần tự, sáng rõ dần trong trí tưởng tượng của HS.

Đọc và quan sát để có được những cảm nhận ban đầu về bài thơ. Sau khi đọc xong cần xác định được chủ đề, hình tượng trữ tình và giọng điệu chủ đạo của bài thơ. Đây là bước quan trọng đầu tiên để có thể phân tích được bài thơ, vì chủ đề chính là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản, chủ đề xác định cách xây dựng và cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 40

thể hiện bài thơ. Vì vậy, nắm được chủ đề, xác định được cảm hứng nghệ thuật (giọng điệu) sẽ giúp HS khai thác văn bản một cách đúng hướng.

- Bƣớc thứ hai: Học sinh sẽ bám sát văn bản, căn cứ vào từ, câu…của bài thơ và huy động khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng để phân tích hình tƣợng nghệ thuật. Trong quá trình phân tích HS cần phải chú ý mấy điểm sau:

+ Phải theo phương pháp "tiếp cận đồng bộ" nghĩa là vừa phải bám sát văn bản để lý giải, cắt nghĩa (tiếp cận trên văn bản) vừa phải tìm hiểu văn bản trong mối liên hệ với tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và lịch sử - văn hóa - xã hội mà tác phẩm phản ánh. Ngoài ra còn phải quan tâm đến tác động của tác phẩm văn học đối với bạn đọc và cuộc sống.

+ Phải chú ý đến mối liên hệ biện chứng giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của nó. Học sinh không phải chỉ chú ý đến nội dung mà còn phải chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện nội dung đó. Các em phải biết được để truyền tải nội dung tác giả đã sử dụng hình thức biểu đạt nào: hình ảnh, nhạc điệu hay các biện pháp tu từ…? Một bài thơ được đánh giá là hay thì phải có sự thống nhất giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. Vì thế trong quá trình phân tích học

sinh cần phải chỉ ra được cái hay, cái đẹp ở cả hai mặt nội dung và hình thức nghệ

thuật của tác phẩm.

+ Cần chú ý đến đặc trưng của thơ . Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc , tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người , về cuộc đời , về nhân loa ̣i , đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên khắp thế gian này. Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn. Nhà thơ biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung thông qua hình tượng thơ, qua sự phân dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu...đặc biệt thông qua ngôn ngữ thơ thiên về khơi gơ ̣i , tạo ra nhiều khoảng trống , đòi hỏi người đo ̣c phải chủ đô ̣ng liên tưởng , tưởng tượng, thể nghiê ̣m thì mới hiểu hết sự phong phú của ý thơ.

+ Khi tiếp cận văn bản thơ thì phải từng bước đi vào các tầng cấu trúc của nó. Đầu tiên là phải tiếp xúc với tầng ngôn từ. HS cần phải đọc và hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, ngoài ra còn phải chú ý đến cả ngữ âm bởi đôi khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 41 nó cũng góp phần thể hiện nội dung nào đó. Từ tầng ngôn từ HS sẽ đến với tầng hình tượng. HS sẽ phải phân tích làm sáng rõ hình tượng. Bởi hình tượng chính là nơi tác giả gửi gắm tình ý với cuộc đời. Từ tầng hình tượng người học sẽ dần dần tìm ra tầng hàm nghĩa của văn bản. Có tìm ra hàm nghĩa HS mới thực sự hiểu được những điều nhà văn muốn nói, muốn gửi gắm đến người đọc.

+ Trong quá trình phân tích, người viết phải luôn luôn hướng đến sự tổng hợp, khái quát ở từng cấp độ sao cho thích hợp để rồi tiến tới những khái quát lớn của toàn bài.

Ví dụ: Khi khai thác 4 câu thơ đầu của bài thơ Thương vợ giáo viên có thể hướng dẫn HS học sinh lần lượt khai thác như sau:

* Hai câu đề:

- Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hình tượng bà Tú qua hai câu thơ đầu, bằng những câu hỏi sau:

+ Trong thơ luật, hai câu đề có tác dụng như một lời giới thiệu tổng quát vấn đề mà bài thơ đề cập. Đọc hai câu thơ đầu bài Thương vợ, em hình dung, tưởng tượng được điều gì về bà Tú - vợ nhà thơ Tú Xương?

+ Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để tô đậm cảm nhận đó ở người đọc?

- Khi đó HS sẽ phải phát huy trí tưởng tượng để hình dung ra hình ảnh bà Tú và cảnh mưu sinh của bà, đồng thời phát hiện được những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để khắc họa nỗi vất vả cũng như đức tính đáng quý của bà.

Ở câu đầu nói về cảnh làm ăn buôn bán, tảo tần của bà Tú, học sinh cần chỉ ra được: + Từ chỉ nghề nghiệp: Buôn bán - một công việc vất vả, lam lũ

+ Từ chỉ thời gian: Quanh năm - thời gian tuần hoàn, khép kín, không có lấy một ngày nghỉ ngơi.

+ Từ chỉ không gian: Mom sông - nơi chênh vênh, hiểm nguy, đầy bất trắc. Qua đó học sinh rút ra được: Câu thơ đầu tiên nói lên cuộc sống đầy vất vả, gian truân của bà Tú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 42 Ở câu thơ thứ hai nói về đức tính của bà Tú, học sinh cần chỉ ra được cái hay của: + Từ chỉ số lượng: năm (con) với một (chồng). Cách dùng từ đó vừa gợi ra một gia đình đông đúc mà tương ứng với nó là nỗi vất vả của bà Tú, vừa thể hiện sự hài hước, dí dỏm của nhà thơ khi đặt mình ngang bằng với các con.

+ Từ đủ: nói lên cuộc sống không thiếu, không thừa của gia đình ông Tú, nhưng đồng thời cũng nói lên sự đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con của bà Tú.

Qua đó học sinh rút ra được: Câu thơ đã làm toát lên đức tính tốt đẹp đầu tiên của bà Tú đó là sự chịu thương, chịu khó, đảm đang, tháo vát, yêu chồng, thương con. - Sau khi học sinh đã cảm nhận được hình ảnh bà Tú thì giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ông Tú qua hai câu thơ đầu, bằng những câu hỏi sau:

Qua hai câu thơ đầu, em cảm nhận được gì về ông Tú? (Qua việc nhà thơ đã gợi tả chân thực và cảm động về bà Tú trong cuộc mưu sinh vất vả, qua cách đếm con, đếm chồng…?)

Lúc này học sinh phải suy ngẫm để khám phá ra tầng ý nghĩa ẩn sau lớp ngôn từ hàm súc.

Nếu không tìm hiểu kĩ, học sinh chỉ thấy được hình ảnh bà Tú mà không thấy được hình ảnh ông Tú đang ẩn mình sau lớp ngôn từ kia. Mà đối với thơ trữ tình nói chung và bài thơ "Thương vợ" nói riêng thì việc cảm nhận được tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình là điều vô cùng quan trọng. Cho nên học sinh phải suy nghĩ, và có được những nhận xét, đánh giá về ông Tú như sau:

=> Tú Xương là người rất thương yêu vợ. Ông thấu hiểu nỗi vất vả của vợ nên càng thương yêu và biết ơn vợ hơn đồng thời tự trách chính mình. Hai câu thơ như một lời chia sẻ, tri ân thầm kín của nhà thơ với người vợ của mình .

* Hai câu thực:

- Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hình tượng bà Tú bằng những câu hỏi sau:

+ Hai câu thơ 3 - 4 gợi em hình dung như thế nào về hình ảnh bà Tú?

+ Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để khắc sâu hình ảnh đó ở người đọc?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 43 - Khi đó HS sẽ phải phát huy trí tưởng tượng để hình dung ra hình ảnh bà Tú trong cảnh kiếm sống vất vả, đồng thời phát hiện được những biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng để khắc họa nỗi vất vả của bà Tú.

HS cần chỉ ra được phát hiện và nêu được giá trị biểu đạt của những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật sau:

+ Từ thân cò vừa là hình ảnh ẩn dụ về bà Tú vất vả, lam lũ, vừa nói lên sự cảm thông của nhà thơ trước thân phận nhỏ bé, yếu đuối của người phụ nữ thời xưa.

+ Nghệ thuật đảo ngữ lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước có tác dụng nhấn mạnh đức tính siêng năng, chịu thương chịu khó của bà Tú.

+ Nghệ thuật đối của hai câu thực: khi quãng vắng - buổi đò đông đã bổ sung ý nghĩa cho nhau nói lên nỗi vất vả của bà Tú phải một mình bươn trải nơi quãng vắng, cũng như những chuyến đò đông đầy bất trắc, nguy hiểm để kiếm tiền nuôi chồng,

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12 (Trang 45)