Yêu cầu đối với hoạt động rèn luyện

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12 (Trang 41 - 43)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.2. Yêu cầu đối với hoạt động rèn luyện

* GV cần tổ chức hoạt động cho HS, đưa các em vào những tình huống có vấn đề để thông qua việc giải quyết vấn đề HS tự lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. GV chỉ đóng vai trò như là người cố vấn, giúp HS phát triển và đánh giá những hiểu biết và việc học tập của các em. Vì đây là hoạt động rèn luyện năng lực viết văn cho HS nên GV có thể tổ chức hoạt động học tập cho HS bằng hoạt động cụ thể sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 34

- Hoạt động trải nghiệm

Hoạt động này giúp HS ôn lại những kiến thức, kỹ năng đã học ở cấp/lớp dưới để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới. Đồng thời tạo sự hứng thú để HS bước vào bài học mới.

Giáo viên có thể tổ chức hoạt động này bằng một trong những hình thức như: trò chơi, thi bình thơ, hay ra những câu hỏi đơn giản để trực tiếp ôn lại kiến thức đã học…

- Hoạt động thực hành

Hoạt động này giúp HS củng cố các tri thức đã học và rèn luyện các kỹ năng liên quan. Gíáo viên cần thiết kế được hệ thống bài tập để hướng dẫn học sinh luyện tập. Hệ thống bài tập cần đa dạng có sự tăng tiến về mức độ từ dễ đến khó, từ bộ phận đến tổng hợp; có bài tập yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, có bài tập yêu cầu học sinh làm việc nhóm.

- Hoạt động ứng dụng

Hoạt động này giúp HS sử dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết các nhiệm vụ thực tế. Hoạt động này khuyến khích HS tự nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; đưa ra được cách giải quyết vấn đề của bản thân. Các bài tập ứng dụng có thể là: Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng làm văn để phân tích một vấn đề văn học (ví dụ như: Phân tích bài thơ, bài ca dao…), hay tiếp tục rèn luyện kỹ năng tập làm văn.

- Hoạt động bổ sung

Hoạt động này giúp HS tiếp tục mở rộng kiến thức, kỹ năng bằng cách tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể. Vì thời gian ở trên lớp có hạn, còn thời gian học ở nhà (trước và sau khi lên lớp) thường nhiều hơn nên nếu học sinh dành thời gian thích hợp cho tự học và nhất là có phương pháp tự học tốt thì chất lượng học tập sẽ được nâng cao. Để giúp học sinh tự học đạt được hiệu quả tốt thì các câu hỏi hướng dẫn học bài ở SGK Ngữ văn và câu hỏi hướng dẫn học sinh tự học sau giờ học trên lớp của giáo viên là rất quan trọng. Sau mỗi giờ học trên lớp học sinh cần được các thầy cô giao cho các bài tập về nhà để các em luyện tập khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng (có thể làm việc cá nhân hoặc theo nhóm). Tuy nhiên những câu hỏi này cần phù hợp với tâm lí lứa tuổi và năng lực của học sinh, có tác dụng gây hứng thú tìm tòi, sáng tạo ở các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 35 * GV cần phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học để phát huy tính tích cực, khả năng tư duy của HS. Các kỹ thuật dạy học cũng cần được chú ý đến như: bản đồ tư duy, Khăn trải bàn

Trong hoạt động nhóm, giáo viên cần nắm được trình độ, năng lực của từng học sinh để phân nhóm và giao nhiệm vụ cho phù hợp. Giáo viên cũng cần kiểm soát được hoạt động nhóm của học sinh, để tất cả các em đều phải nhiệt tình tham gia một cách có hiệu quả. Mỗi sản phẩm do hoạt động nhóm tạo ra phải là kết quả của cả nhóm.

Giáo viên cần chú ý phát huy khả năng sáng tạo của từng học sinh qua việc động viên học sinh phát biểu, trình bày ý kiến của mình. Đồng thời giáo viên cũng cần luyện cho học sinh cách trình bày, cách diễn đạt sao cho chuẩn mực và hiệu quả nhất.

Giáo viên tổ chức cho các em đánh giá lẫn nhau, vừa tăng tính dân chủ vừa để nâng cao năng lực đánh giá ở các em. Qua việc nhận xét, đánh giá nhau các em sẽ tự biết điều chỉnh, sửa chữa những sai sót của chính mình.

* Học sinh cần có sự chuẩn bị bài tốt ở nhà, ôn tập lại những kiến thức đã được học về kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Nắm chắc kiến thức cũ các em mới có thể thực hành tốt ở giờ học này.

Học sinh nhiệt tình, hăng say học tập, mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của bản thân, chân thành đánh giá bài làm của các bạn khác, biết tự điều chỉnh bản thân.

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12 (Trang 41 - 43)