7. Cấu trúc của đề tài
3.4. Kết quả thực nghiệm
Việc thực nghiệm được tiến hành theo dự kiến và đạt được mục đích đề ra. Giáo viên dạy thực nghiệm làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm.
Học sinh hăng hái, tích cực xây dựng bài. Thông qua hệ thống bài tập thực hành, các em đã được củng cố lại lý thuyết, rèn luyện từng kỹ năng cơ bản để làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Nhờ đó các em đã cảm thấy hứng thú hơn, tự tin hơn trong các bài viết. Các em đã mạnh dạn đưa ra những cảm nhận riêng của bản thân và biết cách lập luận để bảo vệ ý kiến của mình. Trong giờ kiểm tra, hầu hết các
92
em đều hăng say, nghiêm túc làm bài. Kết quả chấm cho thấy các em đã nắm được các kĩ năng làm bài nên vận dụng vào thực hành khá tốt. Kết quả cụ thể như sau:
Để thăm dò kết quả nhận thức của học sinh qua bài dạy thực nghiệm và bài đối chứng, chúng tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra với các câu hỏi sau:
Câu 1. Trong kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ta có thể gặp những dạng đề nào?
Câu 2. Em hãy ghi lại một đề bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ mà em hứng thú. Sau đó phân tích đề, lập dàn ý và chọn một ý trong dàn bài để viết thành một đoạn văn.
(Thời gian làm bài : 45 phút)
BẢNG KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm (82 học sinh) 0 0 2 6 13 28 22 10 1 0 Đối chứng (81 học sinh) 0 5 15 17 21 14 8 0 0
Điểm 1-2 Điểm 3-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Thực nghiệm (82 học sinh) 0 0 8 9,8 41 50 32 39 1 1,2 Đối chứng (81 học sinh) 1 1,2 20 24,7 38 46,9 22 27,2 0 0
* Nhận xét, đánh giá về kết quả thực nghiệm:
- Qua số liệu kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh làm bài khá, giỏi ở lớp thực nghiệm tăng hơn 13% so với lớp đối chứng. Số học sinh yếu, kém ở lớp thực nghiệm giảm 16% so với lớp đối chứng. Qua việc chấm bài làm của các em, chúng tôi nhận thấy: HS được học những giờ học thực nghiệm nắm tốt hơn về những kĩ năng viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ so với HS không học giờ thực nghiệm. Chẳng hạn:
93 + Ở kĩ năng tìm hiểu đề:
Ở lớp đối chứng: Nhiều em xác định không đúng yêu cầu của đề bài, thậm chí có những em không biết mình phải xác định những yêu cầu nào của đề bài. Ví dụ:
Em Lê Quỳnh Giang lớp 12C4, trường THPT Sông Công khi phân tích yêu cầu của đề bài "Cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy của Tố Hữu" đã xác định sai về thao tác lập luận chính được sử dụng trong bài ("Kiểu bài: NL văn học, Thao tác lập luận: chứng minh, phân tích)
Em Dương Anh Thư, lớp 12C4, trường THPT Sông Công khi phân tích yêu cầu của đề bài: "Phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ Tràng giang của Huy Cận" đã xác định chưa chính xác về luận đề ("Luận đề: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Tràng Giang").
Ở lớp thực nghiệm đa số các em đã biết xác định yêu cầu của đề bài. Chẳng hạn như bài làm của em:
Em Ma Thị Nguyệt lớp 12C3, trường THPT Sông Công đã đưa ra một đề bài và xác định như sau:
"Đề bài: Qua đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của
Nguyễn Khoa Điềm,) em hãy làm sáng tỏ tư tưởng đất nước của nhân dân.
Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NL về một bài thơ, đoạn thơ. Thao tác lập luận được sử dụng: chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh.
- Luận đề: Tư tưởng đất nước của nhân dân thể hiện trong đoạn trích Đất nước. - Phạm vi tư liệu: Đoạn trích Đất nước và một số bài thơ, đoạn thơ liên quan được sử dụng để mở rộng liên hệ, so sánh".
+ Ở kĩ năng viết đoạn văn
Ở lớp đối chứng: Đa số các em viết đoạn văn chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra đối với một đoạn văn. Hạn chế của các em là không xác định được cần xây dựng đoạn văn như thế nào? (câu chủ đề của đoạn là gì? sử dụng phương pháp lập luận, thao tác lập luận nào?). Các em cứ nghĩ ra cái gì thì viết cái đó dẫn đến tình trạng viết lan man, dài dòng, không làm sáng tỏ được ý chính của đoạn văn.
Ổ lớp thực nghiệm đa số các em đã biết viết đoạn văn. Trước khi viết, các em đã biết suy nghĩ, lựa chọn cách xây dựng đoạn văn cho phù hợp. Cho nên đọc đoạn
94
văn của các em, người đọc xác định được ý chính của đoạn văn, cách làm sáng tỏ ý chính. Ví dụ:
Em Nguyễn Kiều Chinh, lớp 12C3 có viết đoạn văn như sau:
"Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã chọn cho mình cách miêu tả cảm xúc, cung bậc tình yêu đôi lứa thật độc đáo. Nhà thơ đã miêu tả sóng với những trạng thái, cung bậc đối lập nhau: "dữ dội - dịu êm", "ồn ào - lặng lẽ". Đây là những trạng thái thường thấy của những con sóng ngoài biển khơi: lúc biển động phong ba sóng "dữ dội, ồn ào", khi trời yên bể lặng sóng "dịu êm - lặng lẽ". Những trạng thái đó của sóng cũng chính là những trạng thái tâm lý, tình cảm vừa phong phú, vừa phức tạp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: lúc giận dữ, hờn ghen, khi lại dịu dàng, hiền hậu. Tính khí của người con gái trong tình yêu là vậy, nó vốn mang trong mình nhiều mâu thuẫn nhưng đó là những mâu thuẫn trong thống nhất bởi tất cả đều là biểu hiện của một trái tim yêu chân thành, say đắm".
Em Nguyễn Quỳnh Trang, lớp 12C3, THPT Sông Công viết đoạn văn như sau: "Cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc vào mùa đông mang một vẻ đẹp rất riêng. Trên cái nền xanh ngút ngàn của rừng lá, tác giả đã điểm vào đó lốm đốm màu đỏ tươi của những bông hoa chuối, khiến bức tranh trở nên sinh động lạ thường. Không những thế, giữa tiết trời lạnh lẽo của mùa đông, màu đỏ của hoa chuối còn mang lại một cảm giác ấm áp cho lòng người, đồng thời hé mở sức sống mãnh liệt của cảnh vật trong tiết trời lạnh giá".
Bên cạnh những bài làm trên đây, còn nhiều bài HS làm khá tốt. Tuy kết quả thể nghiệm còn khiêm tốn song bước đầu đã có dấu hiệu khả quan. Tỉ lệ học sinh nhận thức tốt đã tăng lên, còn tỉ lệ học sinh nhận thức yếu, kém đã được giảm đi. Điều đó đã phần nào nói lên tính khả thi của luận văn.
95
KẾT LUẬN
Văn nghị luận từ lâu đã có một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT, đặc biệt là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kiểu bài này giúp cho học sinh rèn luyện tư duy bằng ngôn ngữ, cách diễn đạt chính xác, cách dùng từ đúng chỗ, cách thuyết phục người khác. Có năng lực thuyết phục sẽ giúp các em thành công hơn trong cuộc sống. Không những thế trong những kì thi quan trọng như tốt nghiệp và đại học, cao đẳng bao giờ cũng có dạng bài nghị luận này. Vì vậy việc nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh là rất cần thiết.
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ có những tính chất khác hẳn với các kiểu bài nghị luận khác. Thơ ca thuộc nghệ thuật ngôn từ, là sản phẩm của sáng tạo, tưởng tượng và nhu cầu biểu cảm. Sự cảm nhận ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ ca cũng mang đậm tính chủ quan. Việc nhận xét, đánh giá một tác phẩm thơ không hề đơn giản. Nó càng trở nên khó khăn hơn khi học sinh chưa nắm vững được cách làm kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Muốn viết được một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ hay, học sinh cần phải nắm vững được kiến thức tác phẩm, sau đó được rèn luyện tốt những kĩ năng cơ bản như tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, viết đoạn văn… Các em phải được nắm vững kiến thức về dạng bài, cách làm bài. Từ đó các em phải là người chủ động, sáng tạo, phát huy tính tích cực trong học tập của mình bằng việc hăng say giải quyết các tình huống đặt ra, phát huy khả năng tư duy sáng tạo, đưa ra những ý kiến riêng của bản thân. Một bài văn hay yêu cầu phải vừa có ý, vừa có chất văn (năng lực diễn đạt). Ý của bài văn phải đầy đủ, sâu sắc, mới mẻ thì mới mang lại những bất ngờ, thú vị, gợi những suy nghĩ sâu lắng và để lại dư âm trong lòng người đọc. Có ý rồi lại phải biết cách thể hiện nó để làm sao rõ ràng, và hấp dẫn nhất. Vì thế việc học sinh nắm vững cách phân tích đề để xác định đúng yêu cầu của đề bài, tiến đến lập được một dàn ý đầy đủ, lôgíc, sau đó biết cách triển khai, làm rõ ý theo những trình tự, và thao tác phù hợp là điều rất cần thiết.
Để có một giờ luyện tập tốt, giáo viên cần phải cho học sinh củng cố lại những kiến thức đã được học trước đó, rồi sau đó đưa ra hệ thống bài tập từ thấp đến cao, từ bộ phận đến tổng hợp và hướng dẫn học sinh rèn luyện từng bài tập. Bài tập chính là công cụ, là phương tiện để giáo viên rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. Tuy nhiên hệ
96
thống bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập chưa thực đa dạng và bao quát. Chính từ thực tế đó nên trong đề tài này chúng tôi mạnh dạn đưa ra một định hướng dạy học nhằm rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12, giúp các em có điều kiện cần thiết để rèn luyện và nâng cao năng lực viết văn của mình.
Trong đề tài này, ở chương một chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để làm tiền đề thực hiện đề tài. Ở chương hai chúng tôi đã đưa ra một số yêu cầu và thiết kế hoạt động rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ và đề xuất giáo án Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài
thơ, đoạn thơ. Với những đề xuất đó chúng tôi mong muốn đưa ra được một biện
pháp, phương pháp tốt nhất để học sinh rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một bài thơ đoạn thơ, góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học Làm văn. Do trình độ nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên trong đề tài này không tránh khỏi còn có những sai sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đánh giá, nhận xét, bổ sung của các nhà khoa học, các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
97
TÀI LỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), "Phương pháp dạy học tiếng
Việt", Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê A, Nguyễn Trí, Làm văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Lê A (chủ biên), Phạm Thị Huệ, Bùi Thị Minh Tâm, Phạm Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hồng Vân (2009), Thực hành làm văn 12, Nxb Giáo dục Việt Nam. 4. Lê A, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Thị Hòa, Trần Thị Hoa Lê, Nguyễn Thị Nương,
Đặng Thị Hảo Tâm (2008), Các dạng đề và hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội
môn Ngữ văn lớp 10,11,12, Nxb Giáo dục Việt Nam.
5. Huỳnh Thị Thu Ba (2008), Giúp em viết tốt các dạng bài làm văn 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Ban khoa giáo tự nhiên - kĩ thuật (1994), Làm văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Bảo Quyến (2007), Rèn kỹ năng làm văn nghị luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách bài tập Ngữ văn 12, tập1 Nxb GD, HN 9. Bộ GD và Đào tạo (2002), Ngữ văn 7 tập 2, SGK, SGV, Nxb GD, Hà Nội. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Ngữ văn 9 tập 2, SGK, SGV Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Sách bài tập Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Ngữ
văn 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương
trình Giáo dục nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Đình Cao - Lê A (1989), Làm văn, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội
16. Tạ Phong Châu, Đỗ Quang Lưu, Nguyễn Quốc Túy (1982) Tài liệu tham khảo
hướng dẫn giảng dạy làm văn bậc phổ thông Trung học cấp III, tập 2, Nxb Giáo
dục, Hà Nội
17. Trần Thanh Đạm (1990), Làm văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
98
19. Hà Thúc Hoan, Làm văn 10, SGV, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1999), Tâm lý học lứa tuổi và
tâm lý học sư phạm, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
21. Nguyễn Thúy Hồng (2007) Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của
học sinh THCS, THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Thúy Hồng, Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Lan Anh (2010), Hướng dẫn
Làm văn 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh (2012), Phương pháp dạy học Văn, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm.
24. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (2008), Muốn viết được
bài văn hay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
Nxb ĐHSP, Hà Nội.
26. Nhiều tác giả (2010, 2011) Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội, tập 1,2. Nxb Giáo dục Việt Nam.
27. Nhiều tác giả (2005), Nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Nguyễn Quang Ninh (1997), 150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
29. Trần Hữu Phong (2003) Lập luận với việc rèn luyện cho học sinh phổ thông trung
học cách lập luận trong đoạn văn nghị luận, LA. TS Giáo dục học, Hà Nội.
30. Nguyễn Huy Quát (2011), Nghiên cứu văn học và đổi mới phương pháp dạy học Văn , Nxb Đại học Thái Nguyên.
31. Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận, Nguyễn Minh Thuyết (1994), Làm văn 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội (SGK và SGV).
32. Tài liệu dịch, Phát triển các kĩ năng ngôn ngữ và khả năng trí tuệ
33. Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thanh Huyền (2010) Dạy và học Nghị luận xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam.
34. Đỗ Ngọc Thống (1994), Rèn luyện kỹ năng lập ý cho học sinh phổ thông TH ở
loại bài văn nghị luận văn học, LA PTS KH SP Tâm lí.
99
36. Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi (2007), Làm văn, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
37. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2009), Hệ thống đề mở Ngữ văn 10,11,12 Nxb GD Việt Nam.
38. Nguyễn Thị Thu Thủy (2012), Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập ý cho HS
THPT ở loại bài nghị luận xã hội, LATS Giáo dục học.
39. Nguyễn Hữu Tuyển, Nguyễn Gia Phong (1981), Tập làm văn và ngữ pháp”, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội
40. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Tập 3, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
Tài liệu nƣớc ngoài
41. Cố Minh Viễn, So sánh giáo dục Ngữ văn
42. Literature - Grade 6 -12 - Copyright @ 2008 by McDougal Littell, a division of
Houghton Mifflin. All rights reserved.
43. Joy M.Reid (1982), The Process of Composition, byPrentice - Hall - NewYork. 44. McDougal Littell, The language of Literature, Caliornia Edition grade VI, VIII